_____ An ninh trật tự _____ |
Chủ nhật, 24.05.2009, 07:40pm
(TinNhanhBlog.com) Trang bị thêm tầu ngầm và chiến đấu cơ hiện đại để sẵn sàng đối phó với mối đe dọa Trung Quốc.
Ngày
14/05/2009, báo Vedomosti của Nga tiết lộ Cục Xuất khẩu Vũ khí Nga đầu
năm đã ký được một hợp đồng bán 12 chiến đấu cơ hiện đại SU 30-MK2 Viêt
Nam, trị giá hơn 500 triệu đô la. Trước đó, cuối tháng tư, báo chí Nga
cũng cho biết Việt Nam đã đặt mua 6 tầu ngầm loại Kilo 636, ước tính
lên tới 1,8 tỷ đô la. Giới quan sát gắn liền sự kiện Việt Nam tìm cách
gia tăng tiềm lực quân sự với cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Trong
những ngày qua, tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc đã nổi lên tại Liên Hiệp Quốc với
việc Bắc Kinh viện dẫn chủ quyền bao trùm của họ trên vùng Biển Đông để
chính thức phản đối bản đề nghị mở rộng ranh giới thềm lục địa của Việt
Nam trong khuôn khổ Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.
Trong
tình hình đó, báo chí Nga liên tiếp tiết lộ là trong thời gian gần đây,
Hà Nội đã đặt mua của Mátxkơva hai lô vũ khí quan trọng trị giá hàng tỷ
đô la, bao gồm 12 chiến đấu cơ Sukhoi 30 MK2 và 6 chiếc tầu ngầm thế hệ
Kilo 636.
Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông buộc Việt Nam phải hiện đại hoá quân đội
Theo
nhận định của giới quan sát, sự kiện Việt Nam dồn sức mua thêm phi cơ
và tiềm thủy đỉnh không xa lạ gì với việc Trung Quốc càng lúc càng tăng
cường tiềm lực quân sự của họ, đặc biệt là phát triển năng lực can
thiệp nhanh chóng tại các chiến trường xa xôi ở khu vực Biển Đông, nơi
mà Bắc Kinh đang có tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa với Việt Nam và về
khu vực Trường Sa với Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines, Đài Loan.
Theo
ông Brantly Womack, giáo sư về bang giao quốc tế tại Đại Học Virginia
Hoa Kỳ, thì hợp đồng của Việt Nam trị giá 1,8 tỷ đô la để mua 6 chiếc
tàu ngầm, rõ ràng là một phản ứng trước việc Trung Quốc không ngừng gia
tăng uy lực quân sự của họ, trong đó có việc xây dựng một căn cứ hải
quân hiện đại ngay tại đảo Hải Nam, sát cạnh Việt Nam.
Theo
thông tín viên Hoàng Dung tại Mátxkơva, đấy cũng là phân tích của các
chuyên gia Nga: ”Đây là đợt mua vũ khí lớn nhất của Việt Nam kể từ khi
Liên Xô sụp đổ. Những chuyên gia bán vũ khí của Nga cho biết họ hết sức
ngạc nhiên khi thấy khách hàng của một hợp đồng lớn như vậy là Việt
Nam. Hai hợp đồng mua vũ khí liên tiếp trong năm nay đã đưa Việt Nam
thành một trong năm quốc gia mua vũ khí lớn của Nga, bao gồm Ấn Độ,
Venezuela, Trung Quốc, Angeri. Các nhà bình luận của Nga cho rằng, khi
mua liền một lúc 6 chiếc tầu ngầm hiện đại, cùng một đội 12 chiến đấu
cơ hiện đại nhất, rõ ràng là Việt Nam muốn gửi tín hiệu cho các nước
láng giềng của mình, đặc biệt là Trung Quốc, xác định quyết tâm nhất
định bảo vệ chủ quyền của mình và chuẩn bị đủ điều kiện để làm điều đó.”
Đối
với các chuyên gia quốc phòng, không phải là ngẫu nhiên mà Việt Nam lại
đặt mua loại tầu ngầm thế hệ Kilo 636. Hải quân Hoa Kỳ mệnh danh loại
tàu này là Black Holes (Hố Đen), vì các chiếc tiềm thủy đỉnh này vừa có
khả năng tránh được radar dò tìm, vừa được cấu tạo để chống tàu ngầm và
các chiến hạm. Các phương tiện mới này sẽ cho phép Việt Nam tăng cường
khả năng bảo vệ những đòi hỏi chủ quyền tại vùng Biển Đông cũng như hơn
hai ngàn cây số bờ biển của mình.
Về
tính năng của chiến đầu cơ Sukhoi 30 MK2 và tiềm thuỷ đỉnh Kilo 636,
thông tín viên Hoàng Dung cho biết như sau : “SU 30-MK2 là máy bay
chiến đấu 2 chỗ ngồi đa chức năng. Nó vừa có khả năng dò tìm, tuần tra,
bảo vệ, vừa có thể tấn công và tiêu diệt các mục tiêu trên không, dưới
đất và trên biển của đối phương. Những chiếc máy bay chiến đấu lọai này
có thể tiêu diệt các trạm tên lứa phòng không, làm tê liệt các họat
động của đối phương từ trên không. Hệ thống điều khiển vũ khí của máy
bay thế hệ SU 30-MK2 cho phép nó phát hiện ra mục tiêu trên không, trên
biển, trên đất liền và tiêu diệt các mục tiêu này trong mọi điều kiện
thời tiết và thời gian. Thế thệ chiến đấu cơ này cho phép có 2 thành
viên phi hành đòan, điều đó giúp cho phi công chính được trợ giúp tối
đa để thao tác điều khiển vũ khí tầm xa, bay trong đêm hay bay đường
dài.
Còn
Những chiếc tầu ngầm 636 thuộc thế hệ KILO. Mỗi chiếc tầu ngầm này nặng
2300 tấn, được trang bị 4 tên lửa, 18 quả ngư lôi, 24 quả mìn và một
đội thủy thủ 52 người. Thế hệ tầu ngầm 636 là những chiếc tầu ngầm chạy
êm nhất thế giới. Chúng có thể lặn sâu dưới nước 300 m, lướt đi với vận
tốc độ 37 km một giờ và thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc: vừa tiêu
diệt tầu ngầm, vừa tiêu diệt tầu chiến của đối phương, bảo vệ các căn
cứ quân sự trên bờ và trinh thám.
Chi phí cao hơn một nửa ngân sách quốc phòng Việt Nam
Theo
các nhà quan sát, mục tiêu quốc phòng của Việt Nam lần này lại càng rõ
nét hơn khi Việt Nam sẽ phải huy động một nguồn tài chánh rất lớn để
trang bị cho mình các loại chiến đấu cơ và tiềm thủy đỉnh nói trên. Chi
phí mua 6 chiếc tàu ngầm lên đến gần 2 tỷ đô la, trong lúc số tiền bỏ
ra mua 12 chiếc Sukhoi cũng là 500 triệu đô la, chưa tính đến các loại
tên lửa, bom đạn kèm theo mà trị giá có thể là cả trăm triệu đô la nữa.
Đây là một khoản chi phí cực lớn nếu ta biết rằng, về mặt chính thức,
ngân sách quốc phòng của Việt Nam trong năm 2008 chỉ khoảng 3,6 tỷ đô
la mà thôi.
Đối
với giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia tại Học Viện Quốc Phòng Úc, thì
hai thỏa thuận mua vũ khí kể trên thuộc loại quan trọng nhất từ trước
đến nay, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế Việt Nam cũng đang chịu tác
hại của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Trả lời phỏng vấn của RFI qua thư
điện tử, giáo sư Thayer phân tích như sau:
Các
nguồn tin quốc phòng Việt Nam sẽ không xác nhận việc mua 6 chiếc tàu
ngầm loại Kilo. Thế nhưng từ lâu nay, ngay từ cuối thập niên 1980, Việt
Nam đã có ý muốn mua loại tiềm thủy đỉnh này. Vào năm 2000, Việt Nam và
Ấn Độ đã ký một thỏa thuận ghi nhớ trong đó có phần huấn luyện thủy thủ
sử dụng tầu ngầm.
Tiềm
thủy đỉnh sẽ giúp Việt Nam gia tăng đáng kể tiềm năng quân sự của mình
và giúp lực lượng quốc phòng có thêm năng lực tấn công từ dưới mặt
biển. Các chiến đấu cơ Sukhoi sẽ bổ sung cho đội phi cơ còn ít ỏi của
Việt Nam.
Hai
đơn đặt hàng có ý nghĩa rất lớn vì ngoài việc giúp Việt Nam gia tăng
tiềm lực quân sự, chúng còn cho thấy là Việt Nam sẵn sàng chi phí cho
quốc phòng vào lúc mà kinh tế toàn cầu đang suy thoái và tỷ lệ tăng
trưởng của Việt Nam đang thụt lùi.
Theo
giáo sư Thayer, nỗ lực tăng cường tiềm lực quân sự của Việt Nam bắt
nguồn từ các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở vùng Biển Đông trong
lúc Bắc Kinh ngày càng tăng cường tiềm lực quân sự của họ. Và Việt Nam
không phải là nước duy nhất có thái độ lo ngại :
Các
loại vũ khí đặt mua đều có chức năng “chống thâm nhập/chặn đường vào”,
nói cách khác, nhằm mục tiêu răn đe, không cho một nước khác vi phạm
chủ quyền Việt Nam ở vùng Biển Đông. Các phương tiện này hiển nhiên là
phản ứng trước đà hiện đại hóa của quân đội Trung Quốc.
Việt
Nam như vậy cũng phản ứng giống như Singapore, Malaysia và Úc, đã trang
bị tầu ngầm cho mình vì những diễn biến tại Trung Quốc.
Tuy
nhiên, tiềm lực quân sự của Việt Nam không thể so với Trung Quốc, nhưng
các phương tiện vừa đặt mua có thể cho phép Hà Nội tiến hành chiến lược
răn đe dự phòng:
Việt
Nam có thể răn đe Trung Quốc bằng cách đe dọa giáng cho đối phương
những thiệt hại nặng nề. Thế nhưng Việt Nam không thể thắng lợi trong
một cuộc đọ sức thuần túy vì quân đội Trung Quốc hiện nay được tổ chức
chặt chẽ hơn, trang bị hùng hậu hơn và được huấn luyện kỹ càng hơn.
Vấn
đề đặt ra là cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều mua vũ khí của Nga, nhưng
Bắc Kinh là khách hàng lớn hơn. Liệu có khả năng Trung Quốc gây sức ép
để Nga từ chối bán hàng cho Việt Nam hay không khi trong thời gian gần
đây, trong lãnh vực dầu khí, Bắc Kinh từng áp lực trên các tập đoàn
quốc tế để họ thôi làm ăn với Hà Nội. Đối với giáo sư Thayer, đây là
điều khó có thể xẩy ra :
Đúng
là Nga cũng cung cấp vũ khí cho Trung Quốc. Nga cần gia tăng việc bán
vũ khí vì họ rất cần tiền. Tuy nhiên Nga hiện ở trong một tư thế đủ khả
năng bác bỏ các đòi hỏi của Trung Quốc vì Bắc Kinh đang rất cần công
nghệ học của Nga”.
Cuộc chạy đua võ trang sẽ vẫn tiếp diễn
Dẫu sao thì trong vấn
đề hiện đại hoá vũ khí, cho đến nay, Việt Nam chủ yếu dựa vào Nga, và
nếu tình hình tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc kéo dài, thì Hà Nội sẽ
phải tiếp tục nhờ đến Mátxkơva. Hoàng Dung ghi nhận:
Trước
đây Liên Xô đã cung cấp hàng lọat vũ khí cho Việt Nam trên cơ sở viện
trợ không hòan lại và có hòan lại. Nhưng sau khi Liên Xô tan rã thì
việc bán vũ khí bằng tiền tín dụng như vậy đã không còn nữa, và Việt
Nam đã tự mua vũ khí của Nga trên cơ sở thương mại. Vào những năm qua,
Nga vẫn là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam. Trong các năm
2001-2002 Viêt Nam đã mua của Nga 8 chiếc tầu ca nô tuần tiễu thế hệ
1241.8, hai chiến hạm thế hệ 1166.1, cùng một tổ hợp tên lửa chống tầu
Bastion. Trong những năm 90 Việt Nam cũng đã nâng cấp cho ngành không
quân của mình bằng 12 chiếc máy bay dòng Su 27 và 4 chiếc máy bay SU 30.
Có
thể nói cho đến nay vũ khí của Nga vẫn chiếm đa số trong quân đội Việt
Nam, và trong một tương lai gần trước mắt Việt Nam cũng sẽ không thể
thay đổi hàng lọat kho vũ khí của mình, như vậy Nga vẫn sẽ là nhà cung
cấp vũ khí hiện đại lớn nhất của Viêt Nam.
Với
sự lớn mạnh và trang bị vũ khí hiện đại không ngừng của Trung Quốc ngay
bên cạnh, Viêt Nam cũng sẽ phải luôn đổi mới, hiện đại kho vũ khí để
bảo vệ chủ quyền và để gây thanh thế cho mình.
Ngày
14/05/2009, báo Vedomosti của Nga tiết lộ Cục Xuất khẩu Vũ khí Nga đầu
năm đã ký được một hợp đồng bán 12 chiến đấu cơ hiện đại SU 30-MK2 Viêt
Nam, trị giá hơn 500 triệu đô la. Trước đó, cuối tháng tư, báo chí Nga
cũng cho biết Việt Nam đã đặt mua 6 tầu ngầm loại Kilo 636, ước tính
lên tới 1,8 tỷ đô la. Giới quan sát gắn liền sự kiện Việt Nam tìm cách
gia tăng tiềm lực quân sự với cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Trong
những ngày qua, tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc đã nổi lên tại Liên Hiệp Quốc với
việc Bắc Kinh viện dẫn chủ quyền bao trùm của họ trên vùng Biển Đông để
chính thức phản đối bản đề nghị mở rộng ranh giới thềm lục địa của Việt
Nam trong khuôn khổ Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.
Trong
tình hình đó, báo chí Nga liên tiếp tiết lộ là trong thời gian gần đây,
Hà Nội đã đặt mua của Mátxkơva hai lô vũ khí quan trọng trị giá hàng tỷ
đô la, bao gồm 12 chiến đấu cơ Sukhoi 30 MK2 và 6 chiếc tầu ngầm thế hệ
Kilo 636.
Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông buộc Việt Nam phải hiện đại hoá quân đội
Theo
nhận định của giới quan sát, sự kiện Việt Nam dồn sức mua thêm phi cơ
và tiềm thủy đỉnh không xa lạ gì với việc Trung Quốc càng lúc càng tăng
cường tiềm lực quân sự của họ, đặc biệt là phát triển năng lực can
thiệp nhanh chóng tại các chiến trường xa xôi ở khu vực Biển Đông, nơi
mà Bắc Kinh đang có tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa với Việt Nam và về
khu vực Trường Sa với Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines, Đài Loan.
Theo
ông Brantly Womack, giáo sư về bang giao quốc tế tại Đại Học Virginia
Hoa Kỳ, thì hợp đồng của Việt Nam trị giá 1,8 tỷ đô la để mua 6 chiếc
tàu ngầm, rõ ràng là một phản ứng trước việc Trung Quốc không ngừng gia
tăng uy lực quân sự của họ, trong đó có việc xây dựng một căn cứ hải
quân hiện đại ngay tại đảo Hải Nam, sát cạnh Việt Nam.
Theo
thông tín viên Hoàng Dung tại Mátxkơva, đấy cũng là phân tích của các
chuyên gia Nga: ”Đây là đợt mua vũ khí lớn nhất của Việt Nam kể từ khi
Liên Xô sụp đổ. Những chuyên gia bán vũ khí của Nga cho biết họ hết sức
ngạc nhiên khi thấy khách hàng của một hợp đồng lớn như vậy là Việt
Nam. Hai hợp đồng mua vũ khí liên tiếp trong năm nay đã đưa Việt Nam
thành một trong năm quốc gia mua vũ khí lớn của Nga, bao gồm Ấn Độ,
Venezuela, Trung Quốc, Angeri. Các nhà bình luận của Nga cho rằng, khi
mua liền một lúc 6 chiếc tầu ngầm hiện đại, cùng một đội 12 chiến đấu
cơ hiện đại nhất, rõ ràng là Việt Nam muốn gửi tín hiệu cho các nước
láng giềng của mình, đặc biệt là Trung Quốc, xác định quyết tâm nhất
định bảo vệ chủ quyền của mình và chuẩn bị đủ điều kiện để làm điều đó.”
Đối
với các chuyên gia quốc phòng, không phải là ngẫu nhiên mà Việt Nam lại
đặt mua loại tầu ngầm thế hệ Kilo 636. Hải quân Hoa Kỳ mệnh danh loại
tàu này là Black Holes (Hố Đen), vì các chiếc tiềm thủy đỉnh này vừa có
khả năng tránh được radar dò tìm, vừa được cấu tạo để chống tàu ngầm và
các chiến hạm. Các phương tiện mới này sẽ cho phép Việt Nam tăng cường
khả năng bảo vệ những đòi hỏi chủ quyền tại vùng Biển Đông cũng như hơn
hai ngàn cây số bờ biển của mình.
Về
tính năng của chiến đầu cơ Sukhoi 30 MK2 và tiềm thuỷ đỉnh Kilo 636,
thông tín viên Hoàng Dung cho biết như sau : “SU 30-MK2 là máy bay
chiến đấu 2 chỗ ngồi đa chức năng. Nó vừa có khả năng dò tìm, tuần tra,
bảo vệ, vừa có thể tấn công và tiêu diệt các mục tiêu trên không, dưới
đất và trên biển của đối phương. Những chiếc máy bay chiến đấu lọai này
có thể tiêu diệt các trạm tên lứa phòng không, làm tê liệt các họat
động của đối phương từ trên không. Hệ thống điều khiển vũ khí của máy
bay thế hệ SU 30-MK2 cho phép nó phát hiện ra mục tiêu trên không, trên
biển, trên đất liền và tiêu diệt các mục tiêu này trong mọi điều kiện
thời tiết và thời gian. Thế thệ chiến đấu cơ này cho phép có 2 thành
viên phi hành đòan, điều đó giúp cho phi công chính được trợ giúp tối
đa để thao tác điều khiển vũ khí tầm xa, bay trong đêm hay bay đường
dài.
Còn
Những chiếc tầu ngầm 636 thuộc thế hệ KILO. Mỗi chiếc tầu ngầm này nặng
2300 tấn, được trang bị 4 tên lửa, 18 quả ngư lôi, 24 quả mìn và một
đội thủy thủ 52 người. Thế hệ tầu ngầm 636 là những chiếc tầu ngầm chạy
êm nhất thế giới. Chúng có thể lặn sâu dưới nước 300 m, lướt đi với vận
tốc độ 37 km một giờ và thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc: vừa tiêu
diệt tầu ngầm, vừa tiêu diệt tầu chiến của đối phương, bảo vệ các căn
cứ quân sự trên bờ và trinh thám.
Chi phí cao hơn một nửa ngân sách quốc phòng Việt Nam
Theo
các nhà quan sát, mục tiêu quốc phòng của Việt Nam lần này lại càng rõ
nét hơn khi Việt Nam sẽ phải huy động một nguồn tài chánh rất lớn để
trang bị cho mình các loại chiến đấu cơ và tiềm thủy đỉnh nói trên. Chi
phí mua 6 chiếc tàu ngầm lên đến gần 2 tỷ đô la, trong lúc số tiền bỏ
ra mua 12 chiếc Sukhoi cũng là 500 triệu đô la, chưa tính đến các loại
tên lửa, bom đạn kèm theo mà trị giá có thể là cả trăm triệu đô la nữa.
Đây là một khoản chi phí cực lớn nếu ta biết rằng, về mặt chính thức,
ngân sách quốc phòng của Việt Nam trong năm 2008 chỉ khoảng 3,6 tỷ đô
la mà thôi.
Đối
với giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia tại Học Viện Quốc Phòng Úc, thì
hai thỏa thuận mua vũ khí kể trên thuộc loại quan trọng nhất từ trước
đến nay, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế Việt Nam cũng đang chịu tác
hại của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Trả lời phỏng vấn của RFI qua thư
điện tử, giáo sư Thayer phân tích như sau:
Các
nguồn tin quốc phòng Việt Nam sẽ không xác nhận việc mua 6 chiếc tàu
ngầm loại Kilo. Thế nhưng từ lâu nay, ngay từ cuối thập niên 1980, Việt
Nam đã có ý muốn mua loại tiềm thủy đỉnh này. Vào năm 2000, Việt Nam và
Ấn Độ đã ký một thỏa thuận ghi nhớ trong đó có phần huấn luyện thủy thủ
sử dụng tầu ngầm.
Tiềm
thủy đỉnh sẽ giúp Việt Nam gia tăng đáng kể tiềm năng quân sự của mình
và giúp lực lượng quốc phòng có thêm năng lực tấn công từ dưới mặt
biển. Các chiến đấu cơ Sukhoi sẽ bổ sung cho đội phi cơ còn ít ỏi của
Việt Nam.
Hai
đơn đặt hàng có ý nghĩa rất lớn vì ngoài việc giúp Việt Nam gia tăng
tiềm lực quân sự, chúng còn cho thấy là Việt Nam sẵn sàng chi phí cho
quốc phòng vào lúc mà kinh tế toàn cầu đang suy thoái và tỷ lệ tăng
trưởng của Việt Nam đang thụt lùi.
Theo
giáo sư Thayer, nỗ lực tăng cường tiềm lực quân sự của Việt Nam bắt
nguồn từ các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở vùng Biển Đông trong
lúc Bắc Kinh ngày càng tăng cường tiềm lực quân sự của họ. Và Việt Nam
không phải là nước duy nhất có thái độ lo ngại :
Các
loại vũ khí đặt mua đều có chức năng “chống thâm nhập/chặn đường vào”,
nói cách khác, nhằm mục tiêu răn đe, không cho một nước khác vi phạm
chủ quyền Việt Nam ở vùng Biển Đông. Các phương tiện này hiển nhiên là
phản ứng trước đà hiện đại hóa của quân đội Trung Quốc.
Việt
Nam như vậy cũng phản ứng giống như Singapore, Malaysia và Úc, đã trang
bị tầu ngầm cho mình vì những diễn biến tại Trung Quốc.
Tuy
nhiên, tiềm lực quân sự của Việt Nam không thể so với Trung Quốc, nhưng
các phương tiện vừa đặt mua có thể cho phép Hà Nội tiến hành chiến lược
răn đe dự phòng:
Việt
Nam có thể răn đe Trung Quốc bằng cách đe dọa giáng cho đối phương
những thiệt hại nặng nề. Thế nhưng Việt Nam không thể thắng lợi trong
một cuộc đọ sức thuần túy vì quân đội Trung Quốc hiện nay được tổ chức
chặt chẽ hơn, trang bị hùng hậu hơn và được huấn luyện kỹ càng hơn.
Vấn
đề đặt ra là cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều mua vũ khí của Nga, nhưng
Bắc Kinh là khách hàng lớn hơn. Liệu có khả năng Trung Quốc gây sức ép
để Nga từ chối bán hàng cho Việt Nam hay không khi trong thời gian gần
đây, trong lãnh vực dầu khí, Bắc Kinh từng áp lực trên các tập đoàn
quốc tế để họ thôi làm ăn với Hà Nội. Đối với giáo sư Thayer, đây là
điều khó có thể xẩy ra :
Đúng
là Nga cũng cung cấp vũ khí cho Trung Quốc. Nga cần gia tăng việc bán
vũ khí vì họ rất cần tiền. Tuy nhiên Nga hiện ở trong một tư thế đủ khả
năng bác bỏ các đòi hỏi của Trung Quốc vì Bắc Kinh đang rất cần công
nghệ học của Nga”.
Cuộc chạy đua võ trang sẽ vẫn tiếp diễn
Dẫu sao thì trong vấn
đề hiện đại hoá vũ khí, cho đến nay, Việt Nam chủ yếu dựa vào Nga, và
nếu tình hình tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc kéo dài, thì Hà Nội sẽ
phải tiếp tục nhờ đến Mátxkơva. Hoàng Dung ghi nhận:
Trước
đây Liên Xô đã cung cấp hàng lọat vũ khí cho Việt Nam trên cơ sở viện
trợ không hòan lại và có hòan lại. Nhưng sau khi Liên Xô tan rã thì
việc bán vũ khí bằng tiền tín dụng như vậy đã không còn nữa, và Việt
Nam đã tự mua vũ khí của Nga trên cơ sở thương mại. Vào những năm qua,
Nga vẫn là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam. Trong các năm
2001-2002 Viêt Nam đã mua của Nga 8 chiếc tầu ca nô tuần tiễu thế hệ
1241.8, hai chiến hạm thế hệ 1166.1, cùng một tổ hợp tên lửa chống tầu
Bastion. Trong những năm 90 Việt Nam cũng đã nâng cấp cho ngành không
quân của mình bằng 12 chiếc máy bay dòng Su 27 và 4 chiếc máy bay SU 30.
Có
thể nói cho đến nay vũ khí của Nga vẫn chiếm đa số trong quân đội Việt
Nam, và trong một tương lai gần trước mắt Việt Nam cũng sẽ không thể
thay đổi hàng lọat kho vũ khí của mình, như vậy Nga vẫn sẽ là nhà cung
cấp vũ khí hiện đại lớn nhất của Viêt Nam.
Với
sự lớn mạnh và trang bị vũ khí hiện đại không ngừng của Trung Quốc ngay
bên cạnh, Viêt Nam cũng sẽ phải luôn đổi mới, hiện đại kho vũ khí để
bảo vệ chủ quyền và để gây thanh thế cho mình.
RFI
Nguon: TinNhanhBlog