Sân chơi Hải Hậu A

+Đăng nhập : Bạn đã có tài khoản ở forum click vào để gõ ID và password.
+Đăng ký : Bạn chưa có tài khoản ở forum, đăng ký 1 tài khoản để tham gia thảo luận.
+ Do not display again : Dẹp bỏ cái khung này.
===========================================
Khách viếng thăm vẫn có thể xem gần như toàn bộ nội dung được chia sẻ.
Nếu là người mới đến thì vui lòng ghé qua các bài viết Hướng Dẫn post bài -‘๑’-" trước để nắm những cái cơ bản.
Chúc các bạn vui vẻ khi ở trong forum Sân chơi Hải Hậu A
===========================================
Mọi thắc mắc các bạn pm qua nick chat của mình : kent_love_alee

---BQT H2A---

Join the forum, it's quick and easy

Sân chơi Hải Hậu A

+Đăng nhập : Bạn đã có tài khoản ở forum click vào để gõ ID và password.
+Đăng ký : Bạn chưa có tài khoản ở forum, đăng ký 1 tài khoản để tham gia thảo luận.
+ Do not display again : Dẹp bỏ cái khung này.
===========================================
Khách viếng thăm vẫn có thể xem gần như toàn bộ nội dung được chia sẻ.
Nếu là người mới đến thì vui lòng ghé qua các bài viết Hướng Dẫn post bài -‘๑’-" trước để nắm những cái cơ bản.
Chúc các bạn vui vẻ khi ở trong forum Sân chơi Hải Hậu A
===========================================
Mọi thắc mắc các bạn pm qua nick chat của mình : kent_love_alee

---BQT H2A---

Sân chơi Hải Hậu A

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Sân chơi Hải Hậu A

Tập trung - Mơ ước - Vững bước vào đời

Các bạn vui lòng truy cập bằng tên miền chính của diễn đàn https://haihaua.forumvi.net ** Diễn đàn chạy tốt nhất bằng FireFox với độ phân giải 1024x768.
Thông báo : những bài viết của thành viên lyquocan mang nhiều nội dung quảng cáo không phù hợp với diễn đàn, nếu còn tiếp tục post thêm quảng cáo sẽ bị Ban nick..
Cám ơn các bạn đã ủng hộ diễn đàn trong thời gian vừa qua, mong rằng chúng ta sẽ mãi mai đòan kết và gắn bó hơn nữa. Hi vọng diễn đàn ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành sân chơi Lành Mạnh của tất cả mọi người...

    HÓA HỌC những câu chuyện lý thú

    simba_raichu
    simba_raichu
    Level 1
    Level 1


    Tổng số bài gửi : 8
    Ngày tham gia : 11/10/2009
    Giới tính : Nữ
    Ngày Sinh Nhật : 31/08/1991
    Tuổi : 32
    Cầm tinh con : Goat
    Đến từ : hai trung village
    Tài khoản (VNĐ) : 10710999
    Điểm Danh Tiếng : 0

    god HÓA HỌC những câu chuyện lý thú

    Bài gửi by simba_raichu 12/10/09, 10:24 pm

    ĐỐ VUI
    "BẠN CÓ HIỂU HOÁ HỌC KHÔNG ?"

    Thiếc "Thực Phẩm" Là Gì ?

    Thiếc thực phẩm là thiếc chứa không quá 1% chì. Nó
    được ứng dụng trong ngành sản xuất sắt tây để làm các vỏ đồ hộp, để tráng thiếc các ấm đun nước, xoong, chảo và các đồ dùng trong nhà bếp khác.
    Người ta không dùng thiếc có lượng chì lớm hơn vào những việc này vì khi phản ứng với các chất có sẵn trong thức
    ăn, nó tạo ra muối, chì độc hại có thể gây ngộ độc nặng.
    Cũng vì lí do này mà người ta không thể hàn các dụng cụ nấu bếp bằng thiếc hàn và bằng các que hàn khác có chì. Thiếc có chứa nhiều chì
    được ứng dụng trong công nghiệp hàn và chế tạo các hợp kim gọi là thiếc kĩ thuật.
    Xút
    ăn da, xôđa khan, xôđa tinh thể và xôđa giải khát có công thức như thế nào và thuộc loại các chất gì ?
    Xút
    ăn da, tức natri hiđroxit NaOH, là một trong những kiềm mạnh nhất.
    đa khan (không có nước) Na2CO3 là 1 muối trung hoà (natri cacbonat).
    đa tinh thể Na2CO3.10H2O là natri cacbonat tinh thể ngậm nước.
    đa giải khát NaHCO3 là 1 muối axit (natri hiđro cacbonat axit).
    Thuỷ tinh hoà tan là gì và nó
    được ứng dụng ở đâu ?

    Thuỷ tinh hoà tan là muối kali hoặc muối natri của axit silixic (Na2SiO3 và K2SiO3). Chúng là chất kết tinh rắn, dễ hoà tan trong nước. Thuỷ tinh lỏng
    được dùng để làm hồ dán (keo silicat), để chế các chất màu và vải không cháy, trong công nghiệp xà phòng và trong nhiều ngành sản xuất khác. Trong công việc gia đình, không những người ta chỉ dùng nó làm hồ dán, mà còn để giặt quần áo nữa.Khi 1 thùng đựng xăng đầy ắp và 1 thùng đựng xăng nhưng không đầy bị cháy thì trường hợp nào nguy hiểm hơn ?
    Trong thùng x
    ăng còn vơi, có tạo ra 1 hỗn hợp của hơi xăng với không khí, nổ được ngay khi có tia lửa. Vì vậy, về phương diện cháy nổ thì nó nguy hiểm hơn những thùng đựng xăng đầy ắp đến tận nắp.
    Tại sao que diêm
    đang cháy đem ra chỗ gió bị tắt, còn đống lửa thì lại bùng lên ?

    Gió làm nguội nhanh chóng bề mặt nhỏ bé của que diêm tới nhiệt
    độ thấp hơn nhiệt độ bốc cháy của gỗ, vì vậy mà diêm tắt. Gió không thể làm nguội quá nhiều 1 diện tích rộng lớn của thanh cúi đang cháy trong đống lửa như thế được. Ngoài ra gió còn làm tăng luồng không khí mới thổi tới thanh gỗ đang cháy. Vì vậy, gỗ cháy mãnh liệt hơn.
    Phân biệt sự khác nhau giữa khí tự nhiên với khí dầu mỏ, khí mỏ, và khí bùn ao ?

    Khí dầu mỏ là hỗn hợp các chất khí
    được tạo ra đồng thời với dầu mỏ và hoà tan vào trong dầu mỏ. Nó chứa khí mêtan CH4 tới 75% hoặc hơn nữa, 1 số ít khí etan C2H6, butan C4H10 và các khí khác.
    Khí tự nhiên cũng có thành phần tương tự như khí trên, nhưng lượng metan lớn hơn nhiều (tới 95%) và các hi
    đrocacbon khác thì ít hơn. Một điều khác nữa là nó tạo thành những mỏ độc lập ( riêng biệt với các mỏ dầu).
    Khí bùn ao là hỗn hợp của các khí tạo thành do sự phân rã của các cặn bã thực vật ở
    đáy hồ ao ( môi trường thiếu không khí) dưới ảnh hưởng của các vi khuẩn đặc biệt. Nó gồm có khí metan (tới 70%), cacbon đioxit và 1 số khí khác.
    Chất chống
    đông là những chất gì và được ứng dụng ở đâu?
    "Chất cản
    đông” là dung dịch của rượu và glixerin (hoặc 1 chất lỏng gọi là etylen glicol) tan trong nước, đông đặc ở nhiệt độ rất thấp. Người ta dùng nó thay cho nước để đổ vào các bộ fận toả nhiệt của xe hơi và máy kéo trong mùa đông ở những vùng có mùa đông giá lạnh.
    simba_raichu
    simba_raichu
    Level 1
    Level 1


    Tổng số bài gửi : 8
    Ngày tham gia : 11/10/2009
    Giới tính : Nữ
    Ngày Sinh Nhật : 31/08/1991
    Tuổi : 32
    Cầm tinh con : Goat
    Đến từ : hai trung village
    Tài khoản (VNĐ) : 10710999
    Điểm Danh Tiếng : 0

    god Re: HÓA HỌC những câu chuyện lý thú

    Bài gửi by simba_raichu 12/10/09, 10:27 pm

    TRUYỆN ĐỐ HOÁ HỌC

    "Bệnh dịch thiếc"

    Ở nhiệt độ thấp, thiếc trắng bị tan ra thành bột, biến thành 1 dạng thù hình khác là "thiếc xám". Sự biến đổi lan dần xung quanh điiểm khởi đầu. Quá trình này rất giống quá trình lan dần của bệnh viêm trong cơ thể. Vì vậy, sự biến đổi từ thiếc trắng thành thiếc xám được gọi là "bệnh dịch thiếc".
    Do tính chất này của thiếc mà ko nên để các đồ dùng làm bằng thiếc và các bát đĩa hàn thiếc ở nơi quá lạnh.
    "Tiếng kêu của thiếc"

    Nếu đưa lên tai 1 lá thiếc hay một que thiếc rồi bẻ cong lại thi ta nghe thấy rất rõ tiếng nổ giòn đặc trưng (tiếng kêu của thiếc) do sự chuyển dịch và biến dạng của các tinh thể tạo thành thiếc trắng gây nên. Hiện tượng này ko xảy ra khi ta uốn cong một lá thiếc hàn hay 1 lá hợp kim nào káhc của thiếc.
    Bí mật của những chiếc cốc bạc

    Cũng như tất cả các chất, bạc hoà tan vào nước mặc dầu rất ít. Dung dịch của bạc trong nước có một tính chất kì lạ là diệt được những loại vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong nước (muốn sát trùng hoàn toàn 1 lít nước thì chỉ cần vài fần tỉ của 1 gam bạc là đủ.
    Vì các cấp chỉ huy trong đạo quân của A-lêch-xan-đơ Mac-xê-đôn đã dùng những cốc bằng bạc để uống, nên ít nhiều họ tránh được những bệnh do vi khuẩn có trong nước mà họ cũng như các binh sĩ của họ đã uống fải.
    "Không khí cháy được”

    Đó là hiđrô do sắt đẩy ra từ dung dịch sunfuric. Trộn lẫn nó với không khí ở trong chai, nó tạo thành một khi nổ. Khí này đã nổ tung lên khi Lê-mê-ri đưa que đóm đang cháy đến miệng chai.
    Trong trường hợp thứ 2, hiđrô thoát từ dung dịch axit sunfuric ra đã đẩy hết phần không khí còn lại ra khỏi bình và vì vậy mà nó cháy hết, tạo ra 1 ngọn lửa êm ả ở trên cổ chai.
    "Chất chỉ thị" của ông Pa-khôm

    Chất lỏng boóc-đô gồm những hạt rất nhỏ của các muối bazơ đồng sunfat không tan và canxi sunfat lơ lửng trong nước. Các muối này được tại thành do phản ứng giữa đồng sunfat và vôi tôi. Nó không thể thấm vào mô thực vật, vì vậy ko có hại đối với cây cối (nhưng với những nấm thì nó là chất độc mạnh). Nếu lấy lượng vôi để pha chất lỏng Boóc-đô ít hơn lượng cần thiết thì fần đồng sunfat không tham gia phản ứng sẽ thấm vào mô thực vật và có hại lớn cho cây.
    "Chất chỉ thị" của ông Pa-khôm là đồng bị sắt đẩy dễ dàng ra khỏi muối của nó và bám lên các đồ vật bằng sắt. Lớp đồng fủ lên đính ở trường hợp đầu chứng tỏ rằng đồng sunfat chưa tham gia fản ứng hết. Sau khi cho thêm vôi vào thì đồng ko đc giải fóng nữa vì trong dung dịch ko còn đồng sunfat.
    Vôi tôi dư trong chất lỏng Boóc-đô cũng không có lợi lắm, vì vậy khi fa chế cần fải cho nó vào từ từ. Trong điều kiện này, "chất chỉ thị của ông Pa-khôm" khá tốt và thường được các nhà làm vườn và các nhà trồng nho sử dụng.
    Một sự kiện bất ngờ

    Các lỗ nhỏ li ti ở trong đất đã thấm dung dịch muối ăn, sau khi đất se lại thì được phủ bằng 1 lớp vỏ tinh thể muối. Nước thấm ở các lỗ đó nhanh chóng trở thành dung dịch bão hoà. Nước di chuyển rất khó khăn trong những lỗ nhỏ li ti ấy, nên lớp vỏ bằng muối bao phủ chúng hầu như sẽ không tan và làm cho nước sẽ không thấm qua được đáy hồ.
    Tại sao khí màu nâu vẫn bay ra?

    Than gỗ sau khi nung, đặc biệt trong môi trường hơi nước (than hoạt tính) có thể hấp thụ và làm ngưng tụ trên mặt nó nhiều chất khí và hơi của các chất lỏng. Clo, cacbon đioxit và những chất dể bị hoá lỏng khác bị nó hấp thụ rất mạnh, còn oxi, nitơ, notơ oxit và những chất khó bị hoá lỏng khác thì nó hấp thụ kém.
    Rõ ràng, axit nitric của Bô-rit chưa đủ đậm đặc và trong phản ứng của axit nitric loãng với đồng thì không chỉ tạo thành chất khí màu nâu tức là nitơ đioxit mà còn tạo thành chất khí không màu tức là nitơ oxit. Lượng khí nitơ đioxit ít ỏi đã bị than hấp thụ hoàn toàn. Còn nitơ oxit thì thấm qua 2 lớp than một cách tự do, và ở nơi thoát khỏi ống thuỷ tinh của bộ dụng cụ, nó biến thành khí nitơ đioxit màu nâu, do phản ứng với oxi của không khí.
    Rượu vang chống lửa

    Khi để rượu vang mới lên men, tức là quá trình lên men đang diễn ra, có một lượng lớn cacbon đioxit toả ra. Chất này không duy trì sự cháy. Cacbon đioxit dập tắt lửa nhanh chóng.
    Nếu như….

    Nguyên tố biến mất là silic và hòn đá rắn là đá lửa, một trong những hợp chất tự nhiên của silic. Vì silic có trong thành fần của thuỷ tinh nên khi silic biến đi thì tất cả những vật dụng bằng thuỷ tinh đều biến theo. Silic có trong thành fần của cát, đất sét và tất cả các chất khoáng tạo nên vỏ Trái đất.
    Vì vậy, cùng với silic, không những tất cả các toà nhà bằng đá, mà cả vỏ Trái đất cũng sụp đổ. Khi đó sẽ có 1 lượng oxi khổng lồ thoát ra vì silic hoá hợp với oxi trong tất cả các hợp chất tự nhiên của nó: đó là lí do tại sao người may mắn đc thoát chết trong vụ tai nạn mô tả ở đầu câu chuyện lại cảm thấy đặc biệt dễ thở và khoan khoái.
    simba_raichu
    simba_raichu
    Level 1
    Level 1


    Tổng số bài gửi : 8
    Ngày tham gia : 11/10/2009
    Giới tính : Nữ
    Ngày Sinh Nhật : 31/08/1991
    Tuổi : 32
    Cầm tinh con : Goat
    Đến từ : hai trung village
    Tài khoản (VNĐ) : 10710999
    Điểm Danh Tiếng : 0

    god Re: HÓA HỌC những câu chuyện lý thú

    Bài gửi by simba_raichu 12/10/09, 10:29 pm

    NHỮNG THÍ NGHIỆM ĐỐ

    Thí nghiệm với những quả trứng

    "Những viên đá” đựng trong cái đĩa mà phong dùng để luộc trứng là những cục vôi sống, phản ứng rất mạnh với nước kèm theo sự toả nhiệt lớn (277 kcal đối với 1kg).
    Chất lỏng "thần bí" mà Phong dùng để bóc vỏ quả trứng luộc mà ko cần phải đập vỏ là dung dịch axit clohiđric. Vỏ trứng hầu như do canxi cacbonnat nguyên chất tạo thành, chất này tác dụng rất mạnh với axit clohiđric cho 1 muối hoà tan (canxi clorua), nước và khí cacbonic. Vi vậy, axit clohiđric đã "bóc vỏ" quả trứng một cách nhanh chóng.
    Muốn cho quả trứng lọt qua cái cổ chai hẹp mà không cần dùng tay, Phong đã nạp đầy khí cacbonic vào đầy chai. Sau đó rót vào đó một ít dung dịch kiềm đặc. Khi lắc chai có để quả trứng đã bóc vỏ trên miệng thì một phần khí cacbon đioxit bị kiềm hấp thu, áp suất trong bình trở nên thấp hơn áp suất khí quyển và không khí ở ngoài đã ép quả trứng lọt qua cổ chai (thí nghiệm này đạt kết quả tốt nhất nếu dùng dung dịch kiềm láng trước vào thành trong của cổ bình).
    Nước chanh bột

    Những chất bột "chưa biết" dùng để pha nước chanh trong “cửa hàng giải khát" là bột đường, xôđa giải khát và bột axit xitric. Đầu tiên người ta hoà tan đường (hai thìa đường cho 1 cốc) rồi đến bột xôđa (mỗi cốc nửa thìa) và cuối cùng là bột axit (bao nhiêu xôđa thì bấy nhiêu axit).
    Vì tỉ lệ thể tích chủa các chất bột này phụ thuộc vào độ nghiền nhỏ của các chất nên cần fải căn cứ vào kinh nghiệm mà quy định trước thể tích của chúng sao cho nước chanh đủ ngọt mà không có dư vị của xôđa giải khát. Nếu axit là những tinh thể nhỏ thì ko cần nghiền vụn nữa để cho fản ứng giữa nó với xôđa xảy ra ko quá nhanh.
    "Nước khoáng" cũng fa chế như "nước chanh", chỉ khác là không có đường thôi.
    Chụp ảnh bằng bàn là

    Dùng dung dịch coban clorua vẽ trước "chân dung" của Tùng. Khi nó khô đi rồi thì chỉ nhận thấy những nét vẽ khi ở rất gần. Khi dùng bàn là đưa đi đưa lại lên tờ giấy, các tinh thể ngậm nước của coban clorua (CoCl2.6H2O) sẽ thành muối bột khan (CoCl2) có màu xanh. Vì vậy trên mặt giấy xuất hiện rõ ràng những nét vẽ màu xanh.
    Vẽ trước "chân dung" bằng dung dịch tinh bột không màu lên mặt vải căng trên khung. Khi thấm ướt vải này bằng dung dịch iốt rất loãng, hầu như không màu, thì các nét vẽ không màu sẽ biến thành các nét vẽ màu xanh rất rõ.
    Trên tờ giấy đã chuẩn bị sẵn, dùng dung dịch coban clorua để vẽ trước “chân dung” các nam nữ học sinh, ảnh của họ sẽ xuất hiện khi làm nóng các tờ giấy và "biến mất" khi dấp nước nhẹ nhàng lau lên mặt.
    Phép màu của thành Giê-ru-sa-lem

    Bấc của ngọn nến được tẩm bằng dung dịch của photpho trắng trong cacbon sunfua bay hơi. Trên bấc nến còn lại những tinh thể photpho trắng dễ tự bốc cháy, vì vậy mà ngọn nến đã "tự nó" bùng lên.
    Đốt cháy bằng nước

    Khi có nước (ở đây là chất xúc tác), bột nhôm mịn kết hợp rất mạnh với bột iốt. Phản ứng có sự toả nhiệt rất lớn nên hỗn hợp bột bùng cháy lên. Thứ khói trông thật kì dị được tạo ra ở đây chính là hơi iốt không tham gia phản ứng.
    Trong khi chuẩn bị thí nghiệm, nên lấy lượng iốt bột ít hơn lượng nhôm mịn một chút và trộn cẩn thận hỗn hợp để cho hơi iốt được tạo ra ít chừng nào hay chừng ấy.
    Chiếc mùi soa không cháy

    Trước tiên, tẩm chút ít nước vào mùi soa (làm cho nó ẩm). Sau đó tẩm bằng axeton. Khi axeton cháy, nhiệt toả ra ít đến nỗi nó chưa đủ để làm khô chiếc mùi soa.
    Châm lửa không cần diêm

    Kali pemanganat (KMnO4) là muối cảu axit rất không bền là axit pemanganic (HMnO4). Axit này dễ bị phân tích có giải phóng oxi do đó nó là một chất oxi hoá rất mạnh. Khi kali pemanganat tác dụng với axit sunfuric, có phản ứng trao đổi xảy ra, axit pemanganic được tạo ra bị phân tích và cho anhiđrit pemanganic (Mn2O7), một chất oxi hoá rất mạnh, làm rượu bốc cháy.
    Giọt glixerin nhỏ lên bột kali pemanganat bị oxi hoá rất mạnh và bốc cháy gần như ngay tức khắc.
    Mưa sao

    Khi nung nóng kali pemanganat, nó phân tích thành kali manganat (K2MnO4), mangan đioxit (MnO2) và oxi. Oxi mới được giải phóng ở trạng thái nguyên tử và làm cho hỗn hợp bột than và sắt cùng cháy. Cacbon đioxit được tạo thành khi đó luồn qua hỗn hợp ở dạng bột và làm bắn ra những hạt rất nhỏ sắt oxit nóng đỏ, tạo thành "mưa sao".
    Thuốc súng làm bằng đường

    Thuốc súng làm bằng đường do Thắng pha chế có muối kali clorat (KClO3), chất này khi bị nung nóng thì phân tích dễ dàng thành kali clorua và oxi. Khi kali clorat phản ứng với axit sunfuric thì có phản ứng trao đổi xảy ra, và sau đó axit cloric bị phân tích thành nước, oxi và clo đioxit (ClO2). Chất này bị phân tích rất mạnh giải phóng oxi và làm cho đường bị bốc cháy. Vì phản ứng khởi đầu phát triển rất nhanh nên cũng như thuốc súng, đường bị cháy hầu như tức thời.
    Đốt pháo hoa trong chất lỏng

    Khi những hạt nhỏ kali pemanganat chìm tới giới hạn giữa rượu và axit sunfuric, chúng phản ứng với axit. Do kết quả của phản ứng này, cũng giống như trong trường hợp châm lửa không cần diêm, oxi được giải phóng lại tác dụng với rượu tạo thành một ngọn lửa sáng rực (phần rất nhỏ của rượu bốc cháy).
    Nhuộm màu ngọn lửa

    Băng giấy thứ nhất để nguyên không làm gì cả.
    Băng thứ hai được Thắng nhúng vào dung dịch kali clorat bão hoà, để cho nó khô đi rồi lại cho nó vào dung dịch ấy một lần nữa, và cứ lặp đi lặp lại như thế cho đến khi trên mặt băng giấy có các tinh thể kali clorat phủ lên.
    Băng thứ ba được làm như thế bằng dung dịch kali clorat có lẫn natri nitrat.
    Băng thứ tư bằng dung dịch kali clorat có lẫn dung dịch natri nitrat.
    Băng thứ năm bằng dung dịch kali clorat có lẫn dung dịch stronti nitrat.
    Chúng ta đã biết muối natri làm cho ngọn lửa có màu vàng, muối đồng – màu xanh da trời, muối stronti – màu đỏ, còn muối bari – màu lục. Vì vậy, khi đốt các băng giấy đó, chúng cho những ngọn lửa có màu sắc khác nhau.
    Loạt súng chào tiễn biệt

    Sự rung chuyển của mặt bàn (do gậy đập vào) đã gây một sự va chạm giữa các phân tử kali clorat và photpho. Điều này là nguyên nhân của phản ứng phân tích muối kali clorat và kết quả là photpho bốc cháy. Phản ứng bắt đầu rồi tức khắc lan ra toàn bộ hỗn hợp và làm cho hỗn hợp cháy kèm theo tiếng nổ.
    simba_raichu
    simba_raichu
    Level 1
    Level 1


    Tổng số bài gửi : 8
    Ngày tham gia : 11/10/2009
    Giới tính : Nữ
    Ngày Sinh Nhật : 31/08/1991
    Tuổi : 32
    Cầm tinh con : Goat
    Đến từ : hai trung village
    Tài khoản (VNĐ) : 10710999
    Điểm Danh Tiếng : 0

    god Re: HÓA HỌC những câu chuyện lý thú

    Bài gửi by simba_raichu 12/10/09, 10:30 pm

    NHỮNG CON SỐ VÀ SỰ KIỆN LÍ THÚ

    Máy bay TU.104 và các chất dẻo

    Trong máy bay TU.104 có tới 120.000 bộ phận làm bằng thuỷ tinh hữu cơ và các chất dẻo khác cũng như bằng hỗn hợp của chúng với các vật liệu khác.
    Một giếng khí thay thế cả bầy cừu

    Từ chất khí tự nhiên, do một giếng khí có năng suất khai thác trung bình cung cấp, hàng năm có thể điều chế được một số len nhân tạo tương đương với số len mà người ta có thể thu được ở hơn sáu trăm nghìn con cừu trong một năm.
    Áo chữa bệnh

    Áo làm bằng tơ tổng hợp clorin, điều chế được từ etilen và clo, là một thứ thuốc chữa bệnh. Những người mắc bệnh sưng khớp, tê thấp và thống phong mắc quần áo này sẽ thấy giảm đau và khỏi hẳn.
    Tính chất kì lạ của những bộ áo này là do vải clorin dễ dàng trở thành nhiễm điện khi cọ xát vào da. Những điện tích yếu được tạo ra bằng cách này gây một ảnh hưởng tốt đối với người mắc bệnh.
    Chất keo được chế bằng hợp chất polime xianoacrylat có độ dính cực kì đặc biệt. nó dùng để dán các kim loại, da, gỗ, cao su và nhiều vật liệu khác rất tốt mà không cần phải đốt nóng các đồ vật đem dán.
    Về độ bền vững của nó thì có thể suy luận theo những số liệu sau: hai thanh thép dài có đường kính 5 cm dán vào nhau sau năm phút không bị gãy dưới tác dụng của một trọng lượng là 90 kg, sau 30 phút, nó chịu được sức nặng của một xe du lịch và sau 48 giờ, nó chịu đựơc sức nặng của ba xe hơi.
    Những vật đã dán lại chỉ có thể tách rời ra khi phải chịu nhiệt độ 100oC trong vòng 24h.
    Chiếc cầu dán bằng keo

    Ở Slo-va-kia, tại thành phố Bra-tit-xla-va, người ta đã dựng lên một cái hầu kì lạ dài 10m, rộng 2,65m. Chiếc cầu này hoàn toàn làm bằng những bộ phận bằng nhôm, dán lại với nhau bằng 6kg keo dán "Union 1200 P" (không cần phải hàn). Với trọng lượng của cầu là 1005kg, nó chịu đựng được sức nặng phân phối trung bình là 13,5 tấn.
    Các polime dùng trong ngành công nghiệp than

    Để chống vòm hầm mỏ, người ta thường dùng các cột lò làm bằng gỗ, đôi khi bằng sắt hoặc bằng bê tông cốt sắt. Cột gỗ thì không bền lâu, cột kim loại thì chóng hư hỏng vì bị gỉ dần và quá đắt. Còn các cột bằng bê tông cốt sắt thì lại rất không thuận tiện vì quá nặng.
    Ngày nay ở các hầm mỏ đã bắt đầu xuất hiện những cột chống lò bằng sợi thuỷ tinh tẩm bằng một chất nhựa tổng hợp. Những cột này khá bền vững, gấp ba lần các cột bằng gỗ có cùng đường kính và lại nhẹ hơn gấp bội.
    Giấy gói kì diệu

    Lấy miếng bánh mì từ trong túi đựng bằng giấy ra, ta thấy hình như nó bị mốc và khô cứng lại. Chẳng có gì lạ cả: người ta đã nướng chín và gói nó vào đó đã từ vài tháng nay.
    Theo nhãn hiệu dán trên một gói thứ hai giống hệt thì ta biết được rằng bánh mì gói trong đó cũng được nướng chín cùng một lúc với bánh mì ở gói trên, nhưng khi lấy ra ta thấy nó mềm mại và thơm ngon tưởng chừng như vừa được nướng tối hôm qua vậy.
    Điều bí mật này là do gói thứ hai làm bằng một thứ giấy mặt trong được phủ bằng một màng polietilen mỏng, giữ hoàn toàn không cho hơi ẩm và không khí đi qua. Người ta dùng hồ dán kín gói lại. Trong những điều kiện như thế, người ta có thể giữ bánh mì hàng tháng mà bánh vẫn như mới, vẫn thơm ngon.
    Đinh làm bằng chất dẻo

    Những chất dẻo điều chế được cách đây ít lâu cũng dùng để làm đinh được. Đinh làm bằng chất dẻo này cắm sâu dễ dàng vào ván đóng và vào những tấm gỗ mỏng có nhiều lớp, không bị han gỉ và trong nhiều trường hợp chúng thay thế rất tốt cho các đinh bằng sắt.
    Mỡ khô

    Sữa khô, bột trứng và hỗn hợp hoa quả khô trong các quầy hàng đến nay không còn là hiếm nữa. Chẳng bao lâu, người ta thấy xuất hiện một cách bình thường những gói bọc giấy có ghi "Mỡ khô". Phương pháp điều chế chất này đã được Liên xưởng chất béo Ep-đa-kep-xki miền Vô-rô-ne-zơ (Voronezh) cùng với viện nghiên cứu khoa học toàn Liên bang Nga về các chất béo nghiên cứu ra.
    Chất mỡ khô này không bị nóng chảy ở nhiệt độ trong phòng ngay trong những ngày nóng bức, không bị hư hỏng khi giữ lâu ở những điều kiện bình thường và sẽ là một thực phẩm vô cùng quý giá đối với những người tham gia các cuộc thám hiểm và du lịch.
    Vàng trong nước biển

    Trong ước biển và đại dương không những chỉ có các muối hoà tan mà còn có cả vàng nữa. Những tính toán cho hay rằng trong nước của tất cả các biển và đại dương có chứa vào khoảng tám tỉ tấn vàng.
    Nhưng ta có thể lấy được vàng từ nước biển không? Có thể, nhưng còn chưa có lợi. Nhiều nhà hoá học và các kĩ sư đã thử tìm một biện pháp khá thuận lợi để khai thác vàng, nhưng các công trình của họ về vấn đề này hình như không có hiệu quả. Diều này không có gì lạ, bởi vì trong một tấn nước biển chỉ có 0.01 đến 0.05 mg vàng.
    "Bồ hóng trắng"

    Người ta thường bảo "đen như bồ hóng”. Ấy thế mà ngoài bồ hóng đen bình thường mà mọi người biết ra, còn có "bồ hóng trắng" nữa. "Bồ hóng trắng" – đó là tên gọi của chất bột silic đioxit vô định hình, dùng làm chất độn cho cao su khi chế biến cao su thành cao su pha chế để làm các mặt hàng có màu.
    Cái tên lạ lùng đó do đâu mà có? Trước khi sử dụng silic đioxit, người ta đã đem bồ hóng thường độn thêm vào cao su khi chế tạo cao su pha chế. Vì vậy mà chất silic đioxit này cũng lại được gọi là "bồ hóng trắng".
    Thuốc chống cá mập

    Từ lâu người ta đã biết rằng nếu quăng xuống biển một miếng thịt thối thì cá mập ở nơi đó không xuất hiện nữa. Các nhà hoá học đã xác định được rằng, trong trường hợp này cá mập sợ mùi của axit axetic tạo ra khi thịt bị thối rữa.
    Những cuộc nghiên cứu sau này đã đi đến kết luận rằng, dung dịch đồng axetat còn làm cho cá mập khiếp sợ hơn nhiều. Ngày nay, những người thợ lặn làm việc ở những nơi có thể có cá mập xuất hiện đều được trang bị “một liều thuốc chống cá mập” làm bằng bột đồng axetat.
    Găng tay độc đáo

    Có cách gì bảo vệ tay khỏi bị ăn mòn khi chúng ta quét vôi hoặc sử dụng các chất ăn da? Dùng găng tay cao su chăng? Nhưng loại găng này không phải lúc nào cũng có sẵn, hơn nữa làm việc với những đôi găng cao su rất không thuận tiện.
    Để dùng vào việc này có thể có những "găng tay" rất tốt làm bằng chất dẻo gồm có cazein (30g), dung dịch amoniac 25% (1g), glixerin (30g), rượu etylic (85g) và nước (85g). Nếu đem trộn lẫn các chất này và nhào kĩ thành một thứ bột nhão rồi bôi lên da tay và xoa đều thì sau 30-40 giây, trên mặt da sẽ có một màng mỏng không màu và mềm mại bao phủ. Nó bảo vệ chắc chắn làm cho da tay không bị kiềm ăn mòn. Ngoài ra còn làm cho da mềm nữa. Khi xong công việc có thể rửa "găng” dễ dàng bằng nước xà phòng ấm.
    Bột làm bằng sao biển

    Khi ngắm nghía những chú sao biển ở phòng sinh học của nhà trường, có bạn nào đã nghĩ rằng chúng có thể dùng để điều chế bột không?
    Thế mà ở Trung Quốc người ta bắt chúng chuyên để chế tạo một thứ bột, nhưng không phải là bột đểlàm bánh mì, mà chỉ để làm phân bón ruộng. Bột này không những làm giàu chất dinh dưỡng cho đất, mà còn làm cho đất xốp hơn, dễ thông hơi hơn. Do đó làm tăng độ phì nhiêu của đất lên rất nhiều.
    Cao su trong suốt

    Khi lưu hoá cao su từ cao su tự nhiên, người ta đã cho thêm kẽm oxit vào (chất này làm tăng tốc độ của quá trình lưu hoá). Nếu thay kẽm oxit bằng kẽm peoxit thì cao su thu được sẽ trong suốt. Qua lớp cao su có bề dày 2cm này vẫn có thể đọc được sách dễ dàng.
    Dầu đắt hơn vàng

    Muốn chế các loại nước hoa cần phải có dầu hoa hồng. Đó là hỗn hợp của nhiều chất thơm lấy từ cánh hoa hồng ra.
    Muốn thu được 1 kg dầu này phải thu nhập và chế hoá mất từ bốn đến năm tấn cánh hoa. Như vậy, dầu hoa hồng đắt hơn vàng gấp ba lần.
    "Giáo dục" quạ đen

    Quạ đen rất thích ăn hạt ngô. Liệng trên cánh đồng, bầy quạ có thể mổ mất đến nửa số hạt ngô đã đem gieo. Nhưng cũng bầy quạ này qua một cuộc càn quét có thể tiêu diệt sạch lũ sâu bọ làm hại trên cánh đồng. Tai hại do đàn quạ gây nên nhỏ hơn nhiều so với lợi ích chúng đem lại. Vì vậy không nên tiêu diệt chúng. Nhưng không thể nào cắt người canh gác chúng trên mỡi cánh đồng được. Làm thế nào đây?
    Các nhà hoá học đã tìm ra lối thoát cho tình thế này. Họ đã đề nghị xử lí các hạt ngô trước khi đem gieo, bằng cách dùng một chất bột có chứa các nguyên tố photpho và kẽm. Sau khi phát hiện ra các chất này trên các hạt ngô, bầy quạ đen tức khắc sẽ không đoái hoài đến các hạt này nữa, mà chỉ bận tâm tiêu diệt ấu trùng của các sâu bọ làm hại. Bằng cách áp dụng biện pháp "giáo dục quạ đen” này, ta có thể hoàn toàn yên tâm khi nhìn thấy cả một bầy quạ trên cánh đồng ngô.
    Chiếc khoan bằng oxi

    Để đục các lỗ thủng trong bê tông cốt sắt và các vật liệu khác mà không thể dùng khoan thường được, người ta đã sử dụng "khoan bằng oxi". Đó là một ống bằng thép dài 5m, đường kính bên trong là 1,5cm và đường kính bên ngoài là 2cm.
    Người ta cho oxi ở áp suất 15-20 atm vào ống. Phải đốt trước chỗ để khoan và đầu mũi khoan cho nóng đỏ lên bằng đèn khí. Ống "khoan" được đưa sâu dần vào lỗ khoan tạo nên bởi luồng oxi. "Khoan" cháy, giải phóng nhiệt cần thiết để làm cho lỗ khoan sâu thêm. Muốn cho "khoan" cháy không nhanh quá, người ta luồn vào ống thép một trục bằng sắt có mặt cắt hình vuông. Tốc độ của khoan oxi bằng 20-3- cm/phút.
    Chảo chống dính

    Bỏ một quả trứng vào trong chảo đun thật nóng và hoàn toàn không dính một tí mỡ nào thì hầu như chỉ trong nháy mắt là xuất hiện một món ốp lếp. Chỉ sơ ý một chút, trứng có thể cháy thành than, nhưng đặc biệt đối với loại chảo này thì hoàn toàn "vô tư".
    Cái chảo lạ kì này làm bằng chất gì vậy? Bằng gang hoặc bằng nhôm bình thường thôi, nhưng sở dĩ nó có tính chất khác thường như vậy vì người ta đã phủ lên bề mặt nó một lớp mỏng hợp chất silic hữu cơ silicon. Chất này hoàn toàn không thấm nước và các chất lỏng khác. Trong các nhà máy làm bánh mì, các khuôn bánh cũng được phủ một lớp silicon này và không cần phải thoa dầu nữa.
    Từ chất dẻo đến ... chiếc cần câu

    Ngư dân Pháp là những người đầu tiên đã dùng những con sâu bằng chất dẻo để làm mồi câu cá. Người ta bán chất dẻo này trong những ống giống như ông đựng thuốc đánh răng. Khi bị bóp ra khỏi ống, cột chất dẻo đặc lại tức khắc và có hình dạng giống một con sâu tách ra và mắc vào lưỡi câu. Các ngư dân đã xác nhận rằng, đối với loại “sâu” này cá cắn không lém gì đối với sâu thật.
    Axit sunfuric trong tự nhiên

    Ý nghĩ cho rằng axit sunfuric chỉ có thể điều chế ở các nhà máy hoá chất mà không có trong thiên nhiên là sai lầm. Người ta đã thấy rằng axit sunfuric được tạo thành trong tự nhiên và trước hết là trong các núi lửa. Chẳng hạn có tới 0,1% axit sunfuric trong nước sông Ri-o Ve-na-gra bắt nguồn từ núi lửa Pu-ra-sô ở dãy Coóc-đi-ê-rơ (Nam Mĩ). Miệng núi lửa này có lưu huỳnh mới được tạo ra. Hàng ngày, nước sông đổ ra biển khoảng 20 tấn axit sunfuric của núi lửa. Ở Liên Xô cũ, axit sunfuric đã được Viện sĩ Phéc-man phát hiện ra trong các mỏ lưu huỳnh ở Ca-ra-cum.
    Hồ nhựa đường

    đảo Tri-ni-đát trong quần đảo Tiểu Ăng-ti có một cái hồ không chứa nước mà chứa đầy nhựa đường đặc quánh lại. Hồ rộng 45 ha và sâu tới 90m. Người ta giả thiết rằng hồ này đã được tạo thành ở miệng núi lửa và dầu mỏ đã thấm qua các kẽ nứt ngầm tràn vào hồ. Ở hồ này đã khai thác được hàng triệu tấn nhựa đường.

    Sponsored content


    god Re: HÓA HỌC những câu chuyện lý thú

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 13/05/24, 07:26 pm