Làm
gì khi người thân bị nhiễm cúm A/H1N1?
Chẳng may người thân trong gia đình bạn bị nhiễm cúm A/H1N1
thì bạn sẽ xử lý thế nào? Bạn đã biết một số biện pháp chăm sóc bệnh nhân và
phòng ngừa bệnh lây lan chưa?
Bệnh cúm A/H1N1 (trước đây gọi là bệnh cúm lợn) có thể gây ra một loạt các
triệu chứng như sốt, ho, đau họng, nhức mỏi cơ thể, nhức đầu, ớn lạnh và mệt
mỏi. Những người bị nhiễm bệnh cúm cũng có thể bị nôn mửa và tiêu chảy.
Cũng giống như bệnh cúm theo mùa, bệnh cúm A/H1N1 ở người cũng có trường hợp
nhiễm nặng, nhiễm nhẹ. Những người nhiễm cúm có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô
hấp và thậm chí tử vong.
Cúm A/H1N1 lây lan thế nào?
Con đường chính mà virus cúm lây lan là từ người này sang người khác qua đường
hô hấp ví dụ như ho, hắt hơi, hôn nhau….
Khi một người hắt hơi hoặc ho, virus cúm sẽ theo nước bọt qua không khí bay vào
miệng, mũi những người xung quanh. Chính vì vậy những người bị nhiễm cúm hết
sức lưu ý che miệng khi ho và hắt hơi, sau đó rửa tay thật sạch.
Cách chăm sóc bệnh nhân nhiễm cúm tại nhà:
- Tìm hiểu thông tin về cách chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh từ các chuyên gia
sức khoẻ, chú ý cách chăm sóc những trường hợp đặc biệt như phụ nữ đang mang
thai hoặc những người bị bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh hen suyễn hoặc khí
thũng.
- Hỏi các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ xem có nên cho người bệnh dùng thuốc
kháng virus không.
- Để bệnh nhân ở nhà ít nhất 24 giờ khi hết sốt. Khi bệnh nhân sốt, không nên
cho dùng thuốc giảm sốt.
- Cho người bệnh có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn thật nhiều.
- Uống nhiều nước (nước lọc, nước canh, nước tăng lực…) để giữ không bị mất
nước.
- Sau khi ho và hắt hơi phải rửa sạch tay bằng xà phòng và nước hoặc rượu. Khi
rửa tay, cố gắng chà xát hai tay vào nhau liên tục để vi khuẩn có thể bị loại
bỏ.
- Đeo khẩu trang khi giao tiếp với mọi người để giúp ngăn chặn virus lây lan
sang người khác.
- Không xa lách, hắt hủi người bệnh mà phải động viên tinh thần giúp người bệnh
mau khỏi giai đoạn khó khăn.
Khi nào nên chuyển bệnh nhân đến cứu trợ khẩn cấp?
Khi bệnh nhân có một trong những triệu chứng sau đây gia đình cần phaỉi nhanh
chóng chuyển người bệnh đến các bệnh viện, trung tâm y tế để kịp thời cứu chữa.
- Khó thở hoặc đau ngực.
- Da đổi sang màu tím hoặc môi chuyển thành màu xanh.
- Liên tục nôn mửa và không thể giữ nước trong người.
- Có dấu hiệu của sự mất nước như chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống, không đi
tiểu tiện được hoặc trẻ sơ sinh khóc mà không ra nước mắt.
- Có hiện tượng co giật không kiểm soát được.
- Phản ứng chậm hơn bình thường hoặc có sự nhầm lẫn khi nói chuyện.
Theo: BACSI.com