/2/1958: Thảm hoạ ập xuống
Các cầu thủ và quan chức MU lên máy bay chuẩn bị sang Belgrade. Từ trái sang: Walter Crickmer, Frank Swift, Albert Scanlon, Ray Wood, Dennis Viollet, Geoff Bent, Liam Whelan, Mark Jones, Harry Gregg, Ken Morgans.
Đã 47 năm trôi qua kể từ cái ngày định mệnh ấy, ngày mà số phận đã cướp đi 1 thế hệ ưu tú của Manchester United, khi chiếc phi cơ G-ALZU bốc cháy trên đường băng Munich. 8 cầu thủ MU đã nằm xuống, nhưng tên tuổi các anh mãi bất tử với thời gian.
Hình ảnh về thảm hoạ Munich
"Tất cả các chuyến bay đều bị hoãn. Mai mới về được. Duncan”
Đó là nội dung bức điện tín do Duncan Edwards gửi về cho bà chủ nhà trọ của anh tại Manchester. 5 giờ chiều ngày 6 tháng 2 năm 1958, khi bức điện ấy tớI nơi người nhận, thì có 21 con người đã trút hơi thở cuối cùng bên xác chiếc máy bay G-ALZU dúm dó tại Munich .
Cái ngày định mệnh ấy, tuyết và băng bao phủ phi trường Munich, chiếc G-ALZU đã 2 lần cất cánh không thành công. Đến lần thứ 3 thì nó bay được lên không trung…để rồI ngay sau đó thì rơi xuống đường băng và phát nổ…
Nếu như Don McLean đã gọi cái ngày mà Buddy Holly, Ritchie Valens, và Big Bopper tử nạn là “the day the music die”, thì cũng có thể gọi 6 tháng 2 năm 1958 là “the day the football die”, bởI vì ngày hôm ấy, 7 cầu thủ thuộc thế hệ “Busby’s babes” đều qua đời….
Quay ngược thời gian đến năm 1952, đó là năm HLV Matt Busby bắt đầu gầy dựng nên 1 lứa cầu thủ trẻ đầy sức sống ở Manchester United, lứa cầu thủ này được mệnh danh Busby’s babes, tức là Những cậu nhóc của Busby. 4 năm sau, những cậu nhóc trưởng thành và vươn lên thành 1 thế lực đáng sợ trong làng bóng đá châu Âu. Họ giành liên tiếp 2 chức vô địch quốc gia Anh năm 1956 và 1957.
Ở lần đầu tiên tham gia cúp C1 năm 1957, MU đã lọt vào ngay bán kết. Khi trở lại lần 2 vào năm 1958, họ lại càng trở nên mạnh mẽ hơn. Trước ngày 6 tháng 2, họ đã lần lượt vượt qua Shamrock Rovers và Dukla Prague, rồI sau đó là Red Star Belgrade, để 1 lần nữa tranh tài ở bán kết. Tại cúp FA, MU cũng đã vào đến vòng 5, tại giải VDQG thì đang đứng thứ 3. Những ngôi sao sáng nhất trong đội hình The Reds khi đó là thủ quân tả vệ Roger Byrne, tiền vệ nhạc trưởng Duncan Edwards, cùng vớI trung phong Tommy Taylor. Cả 3 đều là trụ cột của tuyển quốc gia Anh. Nhận xét về những chàng trai của mình, Matt Busby tuyên bố đầy tự hào: “Giờ đây tôi có thể chỉ ngồI chơi xơi nước trong suốt 10 năm tới mà nhìn họ thi đấu”, ý nói rằng độI bóng của ông chơi quá hay và ăn ý, họ đều biết mình phảI làm những gì, đến nỗI những chỉ đạo của HLV cũng hóa ra thừa. Bất hạnh thay, độI hình trong mơ ấy không tồn tại được đến 10 năm…
Đội hình trong mơ của Matt Busby
Đội hình trong mơ của MU 2 lần giành chức VĐQG các mùa 1955-56,1956-57. Hàng trên cùng: Colin Webster, Will McGuinness, Jackie Blanchflower, John Dohery, Eddie Colman.Hàng giữa:Tom Curry (trợ lý HLV),Bill Foulkes, Bobby Charlton, Fred Goodwin, Ray Wood,Liam Whelan, Mark Jones, Duncan Edwards, Bill Inglis (trợ lý HLV). Hàng dưới: Dennis Viollet, John Berry, Matt Busby, Roger Byrne, Jimmy Murphy, Tommy Taylor, David Pegg.
Theo lịch thi đấu, sau trận tứ kết lượt về cúp C1 1958 vớI Red Star Belgrade, MU sẽ phải đối mặt với Wolves, khi đó đang dẫn đầu giải VDQG. Nhận thức tình trạng bê bối trong ngành hàng không ở các nước Đông Âu, Matt Busby lo rằng nếu sử dụng máy bay của nước chủ nhà Nam Tư, có nguy cơ độI sẽ không về được Manchester kịp lúc để chuẩn bị cho trận đấu quan trọng sắp tới. Do đó, ông đã thuê bao 1 phi cơ riêng để chở toàn đội đến và rờI Belgrade.
Suốt 90 phút trận đấu ở thủ đô Nam Tư, mưa tuyết không ngừng rơi . Mưa tuyết rơi suốt đêm và vẫn tiếp tục rơi khi các cầu thủ MU lên phi cơ về nước. Lúc phi cơ ghé lại ở Munich để tiếp nhiên liệu, tình trạng thờI tiết lại càng trở nên tồI tệ hơn, và chuyến bay đã bị hoãn lại.
Cơ trưởng của chuyến bay định mệnh năm đó là 1 người Luân Đôn: ông James Thain, còn phụ lái là Kenneth Rayment. 47 phút sau lệnh hoãn bay, nhận thấy bão tuyết có phần ngớt, họ đã cùng đồng ý tiếp tục cất cánh. Chính quyết định sai lầm này đã cướp đi mạng sống của Rayment. Về phần James Thain, ông sống sót, nhưng bị sa thảI và cấm bay suốt đời.
2h31 chiều ngày 6 tháng 2, chiếc G-ALZU cố gắng cất cánh trở lại, nhưng thất bại, do động cơ của nó bị dao động mạnh khi tăng tốc.Thain bàn bạc cùng Rayment và quyết định tiếp tục nỗ lực. 2h34 , trạm kiểm soát không lưu quyết định cho phép Thain cất cánh lần 2, nhưng lần này cũng thất bại. Thain vẫn bình tĩnh, ông báo cáo với đài không lưu “ do lỗI động cơ nhưng không nặng” và đưa máy bay trở về để kiểm tra lạI lỗi động cơ đó.
Lúc này, 1 bầu không khí nặng nề bắt đầu bao trùm lên các cầu thủ. Billie Foulkes nhớ lại “ Khi lần cất cánh thứ 2 thất bạI, chúng tôi trở về phòng đợi 1 cách lặng lẽ. Nhiều ngườI linh cảm thấy chuyến bay chiều ấy không bao giờ về đến nhà”. Chính khi đó, Duncan Edwards gửi về Manchester bức điện tín cuốI cùng trong đời .
Khi nghe thông báo cất cánh lần 3, mọi người ai cũng dấy lên 1 nỗi nghi ngại và lo âu. Peter Howard, phóng viên Daily Mail, sau này kể” Chúng tôi ngồi trong phòng đợI không quá 5 phút. Frank Taylor của tờ News Chronicle quay sang bảo tôi” (Sửa máy bay gì mà) nhanh thế””.
Trong khi bay từ Belgrade đến Munich, các cầu thủ MU cùng nhau đánh bài, nhưng bây giờ thì chẳng ai còn tâm trí mà chơi đùa nữa. Harry Gregg, chàng thủ môn mớI từ Doncaster Rovers chuyển đến Manchester 2 tháng trước, cảm thấy tâm thần bất an, anh nhìn sang thủ quân Roger Byrne thì thấy người đội trưởng còn tỏ ra căng thẳng hơn. “Chúng ta sắp chết cả rồi”, Byrne nói. “Nếu như thế, tôi đã sẵn sàng ra đi”, Whelan, anh cầu thủ ngoan đạo, đáp lại. 1 vài người phá lên cườI, những nụ cườI gượng gạo để cố xua đi bầu không khí đáng sợ.
Cơ trưởng Thain về sau nhớ lại lần cất cánh thứ 3 ”Tôi hô lớn V1 khi bảng tốc độ chỉ 117 knots(khi máy bay đạt đến vận tốc V1(velocity one) thì không thể nào hoãn cất cánh được nữa). Đột nhiên, kim tốc độ rơi xuống 112, rồI 105 knot. Ken(Rayment) gào lên: “Thất bại mất rồi”. Tôi nhìn ra phía trước mặt, chỉ còn thấy toàn bông tuyết, nhà cửa, và cây cối”.
Chiếc G-ALZu đâm xuyên qua hàng rào sân bay, ra tớI tận đường lộ. Cánh máy bay va phải những tòa nhà và gãy văng đi, nhà thì bốc cháy. Những cành cây đâm xuyên vào buồng lái. Thân phi cơ va phải xe tải và nổ bung…Lạ lùng thay, tuy lúc ấy đang ở Anh, cách nước Đức hàng vạn dặm, nhưng huyền thoại MU Billy Meredith bỗng nghe tiếng máy bay rơi.
Bên trong máy bay là cảnh tượng thật khủng khiếp. “Tôi tưởng mình đã chết trong bóng tối bao trùm” thủ thành Gregg hồI tưởng”Những giọt gì đó nhỏ lên trán và mũi tôi, tôi đưa tay lên mặt và nhận ra đó là máu. Tôi cố bò ra khỏi máy bay. Người đầu tiên tôi thấy là Bert Whalley, anh nằm trên tuyết mà mắt còn mở trừng trừng. Anh ấy chết rồi, lạy chúa, tôi nghĩ mình là người duy nhất sống sót. Nhưng rồi viên cơ trưởng xuất hiện….và hét lên: “chạy mau đi, máy bay sắp nổ tung lên rồi”….khi đã ra đến bên ngoài, tôi thấy Bobby Charlton và Dennis Viollet nằm đó, bất động, Matt Busby thì ở đằng xa…Byrne và Blanchflwer nằm trong 1 vũng nước. Blanchy(tên thân mật của Blanchflower) rên rỉ rằng anh không cử động được vì gãy lưng, không biết rằng Roger Byrne nằm bên cạnh đã chết tự bao giờ”….
Tất cả hành khách, chết hay sống, đều được đưa vào bệnh viện Rechts der Isar. Rồi nhân viên sứ quán Anh đến và chuyển những người còn khỏe mạnh đến khách sạn Stakus. Đài BBC tạm ngưng chương trình thường lệ đế đưa tin về thảm họa. Báo cáo từ bệnh viện cho biết 21 ngườI đã chết, 4 ngườI trong tình trạng thập tử nhất sinh. Những nạn nhân bao gồm cầu thủ, quan chức, phóng viên thể thao, và 2 nhân viên của hãng du lịch lữ hành chịu trách nhiệm tổ chức chuyến bay. Thi thể các nạn nhân được chuyển về Old Trafford. Hàng ngàn người đổ ra đường trong không khí tang thương. Lễ tưởng niệm được tổ chức khắp Anh Quốc, và trước những trận thi đấu trên toàn thế giớI, người ta đều dành hai phút mặc niệm những con người vừa về cõi vĩnh hằng.
Tin về thảm họa Munich đăng trên tờ Daily Express
Các cầu thủ MU tử nạn tại hiện trường gồm Roger Byrne, Mark Jones,Eddie Colman,Tommy Taylor,Liam Whelan, David Pegg,và Geoff Bent. Ngoài ra, mạng sống của Matt Busby và Duncan Edwards như chỉ mành đang treo chuông, các bác sỹ đều e ngại họ sẽ không qua khỏi. Trong tình cảnh cận kề cái chết như thế, Busby vẫn nhắn gửi người trợ lý Jimmy Murphy hãy giữ vững ngọn cờ (to keep the flag flying). Murphy đã may mắn không có mặt trong chuyến bay đi Belgrade, và giờ đây, 13 ngày sau thảm họa Munich, ông trở thành người chịu trách nhiệm chính trong trận MU gặp Sheffield United tạI vòng 5 cúp FA. Trước tình cảnh thiếu ngườI trầm trọng, Murphy phải cấp tốc ký ngay 2 hợp đồng mới, Ernie Taylor từ Blackpool và Stan Crowther từ Aston Villa. (Stan Crowther trở thành người của Old Trafford chỉ 75 phút trước tiếng còi khai cuộc trận MU-Sheffield). Manchester ra quân gặp Sheffield vớI 1 đội hình dự bị và chắp vá, nhưng vớI quyết tâm biến thương đau thành sức mạnh, họ đã thi đấu vớI cả con tim và giành thắng lợI 3-0.
2 ngày sau trận đấu, Duncan Edwards qua đời trong bệnh viện. 1 tuần sau đó, viên phụ lái Kenneth Rayment cũng đầu hàng số phận, đẩy con số thương vong cuối cùng lên đến 23. Chỉ có Matt Busby là đang trên đà hồI phục. Không ai dám nói cho Busby biết sự thật. Khi ông hỏi con trai Sandy “các cầu thủ của cha ra sao?”, Sandy đã trả lờI” họ ổn cả”.
Cuối cùng, người cho Busby hay mọi chuyện là vợ ông, bà Jean. “Tôi hỏi chuyện gì đã xảy ra?” Busby kể lại” Bà ấy chẳng nói gì. Tôi bắt đầu đọc tên từng cầu thủ, bà ấy vẫn nín lặng và thậm chí cũng chẳng nhìn tôi. Mỗi khi tôi đọc đến tên 1 người đã ra đi thì bà ấy lạI gật đầu…chết…chết….và chết”. Chấn thương thể xác đã hồi phục, nhưng vết thương tinh thần mãi đeo đuổi Busby” Thật tình tôi chỉ muốn chết đi. Tôi rõ ràng phảI chịu trách nhiệm, lẽ ra không nên có lần cất cánh thứ 3 ấy”.
Tuyệt vọng và chán chường, Matt Busby muốn giã từ hẳn sự nghiệp bóng đá. Nhưng chính bà Jean đã khuyến khích ông đừng bỏ cuộc. Ngày 18 tháng 4, 71 ngày sau thảm họa Munich, Busby từ khu an dưỡng ở Thụy Sỹ chính thức trở về nắm quyền tạI Old Trafford. Và cũng từ đây, phượng hoàng bắt đầu tái sinh từ đống tro tàn. Bất chất 8 trụ cột đã ra đi và 2 ngườI thương tật vĩnh viễn (Blanchflower và Berry), người huấn luyện viên huyền thoại vẫn quyết tâm bắt tay xây dựng 1 Busby’s babes thứ 2. Dàn cầu thủ mớI của MU, cùng những cựu binh như Bobby Charlton, đã giành vị trí á quân giải VĐQG ngay mùa giải tiếp theo, và 9 năm sau, họ chinh phục đỉnh cao châu Âu với chiếc cúp C1 1968…
Các cầu thủ và quan chức MU lên máy bay chuẩn bị sang Belgrade. Từ trái sang: Walter Crickmer, Frank Swift, Albert Scanlon, Ray Wood, Dennis Viollet, Geoff Bent, Liam Whelan, Mark Jones, Harry Gregg, Ken Morgans.
Đã 47 năm trôi qua kể từ cái ngày định mệnh ấy, ngày mà số phận đã cướp đi 1 thế hệ ưu tú của Manchester United, khi chiếc phi cơ G-ALZU bốc cháy trên đường băng Munich. 8 cầu thủ MU đã nằm xuống, nhưng tên tuổi các anh mãi bất tử với thời gian.
Hình ảnh về thảm hoạ Munich
"Tất cả các chuyến bay đều bị hoãn. Mai mới về được. Duncan”
Đó là nội dung bức điện tín do Duncan Edwards gửi về cho bà chủ nhà trọ của anh tại Manchester. 5 giờ chiều ngày 6 tháng 2 năm 1958, khi bức điện ấy tớI nơi người nhận, thì có 21 con người đã trút hơi thở cuối cùng bên xác chiếc máy bay G-ALZU dúm dó tại Munich .
Cái ngày định mệnh ấy, tuyết và băng bao phủ phi trường Munich, chiếc G-ALZU đã 2 lần cất cánh không thành công. Đến lần thứ 3 thì nó bay được lên không trung…để rồI ngay sau đó thì rơi xuống đường băng và phát nổ…
Nếu như Don McLean đã gọi cái ngày mà Buddy Holly, Ritchie Valens, và Big Bopper tử nạn là “the day the music die”, thì cũng có thể gọi 6 tháng 2 năm 1958 là “the day the football die”, bởI vì ngày hôm ấy, 7 cầu thủ thuộc thế hệ “Busby’s babes” đều qua đời….
Quay ngược thời gian đến năm 1952, đó là năm HLV Matt Busby bắt đầu gầy dựng nên 1 lứa cầu thủ trẻ đầy sức sống ở Manchester United, lứa cầu thủ này được mệnh danh Busby’s babes, tức là Những cậu nhóc của Busby. 4 năm sau, những cậu nhóc trưởng thành và vươn lên thành 1 thế lực đáng sợ trong làng bóng đá châu Âu. Họ giành liên tiếp 2 chức vô địch quốc gia Anh năm 1956 và 1957.
Ở lần đầu tiên tham gia cúp C1 năm 1957, MU đã lọt vào ngay bán kết. Khi trở lại lần 2 vào năm 1958, họ lại càng trở nên mạnh mẽ hơn. Trước ngày 6 tháng 2, họ đã lần lượt vượt qua Shamrock Rovers và Dukla Prague, rồI sau đó là Red Star Belgrade, để 1 lần nữa tranh tài ở bán kết. Tại cúp FA, MU cũng đã vào đến vòng 5, tại giải VDQG thì đang đứng thứ 3. Những ngôi sao sáng nhất trong đội hình The Reds khi đó là thủ quân tả vệ Roger Byrne, tiền vệ nhạc trưởng Duncan Edwards, cùng vớI trung phong Tommy Taylor. Cả 3 đều là trụ cột của tuyển quốc gia Anh. Nhận xét về những chàng trai của mình, Matt Busby tuyên bố đầy tự hào: “Giờ đây tôi có thể chỉ ngồI chơi xơi nước trong suốt 10 năm tới mà nhìn họ thi đấu”, ý nói rằng độI bóng của ông chơi quá hay và ăn ý, họ đều biết mình phảI làm những gì, đến nỗI những chỉ đạo của HLV cũng hóa ra thừa. Bất hạnh thay, độI hình trong mơ ấy không tồn tại được đến 10 năm…
Đội hình trong mơ của Matt Busby
Đội hình trong mơ của MU 2 lần giành chức VĐQG các mùa 1955-56,1956-57. Hàng trên cùng: Colin Webster, Will McGuinness, Jackie Blanchflower, John Dohery, Eddie Colman.Hàng giữa:Tom Curry (trợ lý HLV),Bill Foulkes, Bobby Charlton, Fred Goodwin, Ray Wood,Liam Whelan, Mark Jones, Duncan Edwards, Bill Inglis (trợ lý HLV). Hàng dưới: Dennis Viollet, John Berry, Matt Busby, Roger Byrne, Jimmy Murphy, Tommy Taylor, David Pegg.
Theo lịch thi đấu, sau trận tứ kết lượt về cúp C1 1958 vớI Red Star Belgrade, MU sẽ phải đối mặt với Wolves, khi đó đang dẫn đầu giải VDQG. Nhận thức tình trạng bê bối trong ngành hàng không ở các nước Đông Âu, Matt Busby lo rằng nếu sử dụng máy bay của nước chủ nhà Nam Tư, có nguy cơ độI sẽ không về được Manchester kịp lúc để chuẩn bị cho trận đấu quan trọng sắp tới. Do đó, ông đã thuê bao 1 phi cơ riêng để chở toàn đội đến và rờI Belgrade.
Suốt 90 phút trận đấu ở thủ đô Nam Tư, mưa tuyết không ngừng rơi . Mưa tuyết rơi suốt đêm và vẫn tiếp tục rơi khi các cầu thủ MU lên phi cơ về nước. Lúc phi cơ ghé lại ở Munich để tiếp nhiên liệu, tình trạng thờI tiết lại càng trở nên tồI tệ hơn, và chuyến bay đã bị hoãn lại.
Cơ trưởng của chuyến bay định mệnh năm đó là 1 người Luân Đôn: ông James Thain, còn phụ lái là Kenneth Rayment. 47 phút sau lệnh hoãn bay, nhận thấy bão tuyết có phần ngớt, họ đã cùng đồng ý tiếp tục cất cánh. Chính quyết định sai lầm này đã cướp đi mạng sống của Rayment. Về phần James Thain, ông sống sót, nhưng bị sa thảI và cấm bay suốt đời.
2h31 chiều ngày 6 tháng 2, chiếc G-ALZU cố gắng cất cánh trở lại, nhưng thất bại, do động cơ của nó bị dao động mạnh khi tăng tốc.Thain bàn bạc cùng Rayment và quyết định tiếp tục nỗ lực. 2h34 , trạm kiểm soát không lưu quyết định cho phép Thain cất cánh lần 2, nhưng lần này cũng thất bại. Thain vẫn bình tĩnh, ông báo cáo với đài không lưu “ do lỗI động cơ nhưng không nặng” và đưa máy bay trở về để kiểm tra lạI lỗi động cơ đó.
Lúc này, 1 bầu không khí nặng nề bắt đầu bao trùm lên các cầu thủ. Billie Foulkes nhớ lại “ Khi lần cất cánh thứ 2 thất bạI, chúng tôi trở về phòng đợi 1 cách lặng lẽ. Nhiều ngườI linh cảm thấy chuyến bay chiều ấy không bao giờ về đến nhà”. Chính khi đó, Duncan Edwards gửi về Manchester bức điện tín cuốI cùng trong đời .
Khi nghe thông báo cất cánh lần 3, mọi người ai cũng dấy lên 1 nỗi nghi ngại và lo âu. Peter Howard, phóng viên Daily Mail, sau này kể” Chúng tôi ngồi trong phòng đợI không quá 5 phút. Frank Taylor của tờ News Chronicle quay sang bảo tôi” (Sửa máy bay gì mà) nhanh thế””.
Trong khi bay từ Belgrade đến Munich, các cầu thủ MU cùng nhau đánh bài, nhưng bây giờ thì chẳng ai còn tâm trí mà chơi đùa nữa. Harry Gregg, chàng thủ môn mớI từ Doncaster Rovers chuyển đến Manchester 2 tháng trước, cảm thấy tâm thần bất an, anh nhìn sang thủ quân Roger Byrne thì thấy người đội trưởng còn tỏ ra căng thẳng hơn. “Chúng ta sắp chết cả rồi”, Byrne nói. “Nếu như thế, tôi đã sẵn sàng ra đi”, Whelan, anh cầu thủ ngoan đạo, đáp lại. 1 vài người phá lên cườI, những nụ cườI gượng gạo để cố xua đi bầu không khí đáng sợ.
Cơ trưởng Thain về sau nhớ lại lần cất cánh thứ 3 ”Tôi hô lớn V1 khi bảng tốc độ chỉ 117 knots(khi máy bay đạt đến vận tốc V1(velocity one) thì không thể nào hoãn cất cánh được nữa). Đột nhiên, kim tốc độ rơi xuống 112, rồI 105 knot. Ken(Rayment) gào lên: “Thất bại mất rồi”. Tôi nhìn ra phía trước mặt, chỉ còn thấy toàn bông tuyết, nhà cửa, và cây cối”.
Chiếc G-ALZu đâm xuyên qua hàng rào sân bay, ra tớI tận đường lộ. Cánh máy bay va phải những tòa nhà và gãy văng đi, nhà thì bốc cháy. Những cành cây đâm xuyên vào buồng lái. Thân phi cơ va phải xe tải và nổ bung…Lạ lùng thay, tuy lúc ấy đang ở Anh, cách nước Đức hàng vạn dặm, nhưng huyền thoại MU Billy Meredith bỗng nghe tiếng máy bay rơi.
Bên trong máy bay là cảnh tượng thật khủng khiếp. “Tôi tưởng mình đã chết trong bóng tối bao trùm” thủ thành Gregg hồI tưởng”Những giọt gì đó nhỏ lên trán và mũi tôi, tôi đưa tay lên mặt và nhận ra đó là máu. Tôi cố bò ra khỏi máy bay. Người đầu tiên tôi thấy là Bert Whalley, anh nằm trên tuyết mà mắt còn mở trừng trừng. Anh ấy chết rồi, lạy chúa, tôi nghĩ mình là người duy nhất sống sót. Nhưng rồi viên cơ trưởng xuất hiện….và hét lên: “chạy mau đi, máy bay sắp nổ tung lên rồi”….khi đã ra đến bên ngoài, tôi thấy Bobby Charlton và Dennis Viollet nằm đó, bất động, Matt Busby thì ở đằng xa…Byrne và Blanchflwer nằm trong 1 vũng nước. Blanchy(tên thân mật của Blanchflower) rên rỉ rằng anh không cử động được vì gãy lưng, không biết rằng Roger Byrne nằm bên cạnh đã chết tự bao giờ”….
Tất cả hành khách, chết hay sống, đều được đưa vào bệnh viện Rechts der Isar. Rồi nhân viên sứ quán Anh đến và chuyển những người còn khỏe mạnh đến khách sạn Stakus. Đài BBC tạm ngưng chương trình thường lệ đế đưa tin về thảm họa. Báo cáo từ bệnh viện cho biết 21 ngườI đã chết, 4 ngườI trong tình trạng thập tử nhất sinh. Những nạn nhân bao gồm cầu thủ, quan chức, phóng viên thể thao, và 2 nhân viên của hãng du lịch lữ hành chịu trách nhiệm tổ chức chuyến bay. Thi thể các nạn nhân được chuyển về Old Trafford. Hàng ngàn người đổ ra đường trong không khí tang thương. Lễ tưởng niệm được tổ chức khắp Anh Quốc, và trước những trận thi đấu trên toàn thế giớI, người ta đều dành hai phút mặc niệm những con người vừa về cõi vĩnh hằng.
Tin về thảm họa Munich đăng trên tờ Daily Express
Các cầu thủ MU tử nạn tại hiện trường gồm Roger Byrne, Mark Jones,Eddie Colman,Tommy Taylor,Liam Whelan, David Pegg,và Geoff Bent. Ngoài ra, mạng sống của Matt Busby và Duncan Edwards như chỉ mành đang treo chuông, các bác sỹ đều e ngại họ sẽ không qua khỏi. Trong tình cảnh cận kề cái chết như thế, Busby vẫn nhắn gửi người trợ lý Jimmy Murphy hãy giữ vững ngọn cờ (to keep the flag flying). Murphy đã may mắn không có mặt trong chuyến bay đi Belgrade, và giờ đây, 13 ngày sau thảm họa Munich, ông trở thành người chịu trách nhiệm chính trong trận MU gặp Sheffield United tạI vòng 5 cúp FA. Trước tình cảnh thiếu ngườI trầm trọng, Murphy phải cấp tốc ký ngay 2 hợp đồng mới, Ernie Taylor từ Blackpool và Stan Crowther từ Aston Villa. (Stan Crowther trở thành người của Old Trafford chỉ 75 phút trước tiếng còi khai cuộc trận MU-Sheffield). Manchester ra quân gặp Sheffield vớI 1 đội hình dự bị và chắp vá, nhưng vớI quyết tâm biến thương đau thành sức mạnh, họ đã thi đấu vớI cả con tim và giành thắng lợI 3-0.
2 ngày sau trận đấu, Duncan Edwards qua đời trong bệnh viện. 1 tuần sau đó, viên phụ lái Kenneth Rayment cũng đầu hàng số phận, đẩy con số thương vong cuối cùng lên đến 23. Chỉ có Matt Busby là đang trên đà hồI phục. Không ai dám nói cho Busby biết sự thật. Khi ông hỏi con trai Sandy “các cầu thủ của cha ra sao?”, Sandy đã trả lờI” họ ổn cả”.
Cuối cùng, người cho Busby hay mọi chuyện là vợ ông, bà Jean. “Tôi hỏi chuyện gì đã xảy ra?” Busby kể lại” Bà ấy chẳng nói gì. Tôi bắt đầu đọc tên từng cầu thủ, bà ấy vẫn nín lặng và thậm chí cũng chẳng nhìn tôi. Mỗi khi tôi đọc đến tên 1 người đã ra đi thì bà ấy lạI gật đầu…chết…chết….và chết”. Chấn thương thể xác đã hồi phục, nhưng vết thương tinh thần mãi đeo đuổi Busby” Thật tình tôi chỉ muốn chết đi. Tôi rõ ràng phảI chịu trách nhiệm, lẽ ra không nên có lần cất cánh thứ 3 ấy”.
Tuyệt vọng và chán chường, Matt Busby muốn giã từ hẳn sự nghiệp bóng đá. Nhưng chính bà Jean đã khuyến khích ông đừng bỏ cuộc. Ngày 18 tháng 4, 71 ngày sau thảm họa Munich, Busby từ khu an dưỡng ở Thụy Sỹ chính thức trở về nắm quyền tạI Old Trafford. Và cũng từ đây, phượng hoàng bắt đầu tái sinh từ đống tro tàn. Bất chất 8 trụ cột đã ra đi và 2 ngườI thương tật vĩnh viễn (Blanchflower và Berry), người huấn luyện viên huyền thoại vẫn quyết tâm bắt tay xây dựng 1 Busby’s babes thứ 2. Dàn cầu thủ mớI của MU, cùng những cựu binh như Bobby Charlton, đã giành vị trí á quân giải VĐQG ngay mùa giải tiếp theo, và 9 năm sau, họ chinh phục đỉnh cao châu Âu với chiếc cúp C1 1968…