Từ năm 1960 tại Pháp, giải vô địch bóng đá châu Âu được tổ chức 4 năm một lần và trở thành giải đấu hấp dẫn bậc nhất thế giới. Mỗi VCK Euro kết thúc đều để lại những ký ức khó quên với người hâm mộ.
1. Euro 1960
Giải bóng đá châu Âu lần đầu tiên được tổ chức tại Pháp năm 1960. Vòng loại diễn ra theo thể thức loại trực tiếp với hai lượt đi và về cho đến trận bán kết để chọn 4 đội mạnh nhất dự VCK. Euro 1960 có sự góp mặt của ba đội bóng Đông Âu là Liên Xô, Nam Tư, Tiệp Khắc và chủ nhà Pháp. Liên Xô dễ dàng vượt qua Tiệp Khắc vơi tỷ số 3-0. Trận bán kết còn lại, Nam Tư giành chiến thắng nghẹt thở 5-4 trước Pháp.
Liên Xô, nhà vô địch châu Âu đầu tiên trong lịch sử.
Trong trận chung kết, Liên Xô đánh bại Nam Tư với tỷ số 2-1 nhờ sự đóng góp lớn của thủ môn huyền thoại Les Yashin và trở thành nhà vô địch châu Âu đầu tiên trong lịch sử. VCK Euro 1960 có 4 trận với 19 bàn thắng được ghi. Có 5 cầu thủ giành danh hiệu vua phá lưới với cùng hai bàn là Heutte (Pháp), Ivanov, Ponedelnik (Liên Xô, Galic và Jerkovic (Nam Tư).
2. Euro 1964
VCK Euro lần thứ 2 được tổ chức tại Tây Ban Nha (17/6 - 21/6) và giống như 4 năm trước, Euro 1964 tiến hành vòng loại theo thể thức sân nhà sân khách để chọn 4 đội bóng cuối cùng tham dự VCK: đó là Tây Ban Nha, Hungary, Đan Mạch và Liên Xô.
Tây Ban Nha đăng quang đầy ấn tượng tại Bernabeu.
Trên đường vào chung kết, Tây Ban Nha hạ Hungary 2-1 còn Liên Xô đè bẹp Đan Mạch 3-0. Trong trận chung kết tại Bernabeu, đội chủ nhà giành chiến thắng 2-1 do công của Pereda và Marcelino còn Khusianov gỡ bàn danh dự cho Liên Xô. Dù có huyền thoại Les Yashin trong khung thành nhưng Liên Xô không thể bảo vệ ngôi vô địch. Hungary giành HC đồng sau khi thắng Đan Mạch ở trận trang hạng 3.
Euro 1964 có tổng cộng 4 trận đấu và 13 bàn thắng. Vua phá lưới năm đó là Pereda (TBN) và Bene, Novak (Hungary) cùng được 2 bàn.
3. Euro 1968
Kỳ Euro lần thứ ba (5/6 - 10/6) có 4 đội tham dự là Italy, Liên Xô, Anh và Nam Tư. Đội chủ nhà Italy giành chức vô địch đầu tiên trong lịch sử sau khi thắng Nam Tư 2-0 trong trận chung kết (phải đá lại sau khi hòa 1-1) do công Riva và Anastasi. Tại bán kết, Italy vượt qua Liên Xô (hòa 0-0 và tung đồng xu) còn Nam Tư đánh bại Anh 1-0.
Riva (Italy) giương cao chiếc Cup vô địch châu Âu 1968.
So với 2 VCK Euro trước, số lượng các đội tham dự vòng loại tăng lên thành 31 đội, bốc thăm chia bảng thi đấu hai thể thức lượt đi và về chọn 8 đội vào tứ kết. Sau đó, 8 quốc gia này đấu loại trực tiếp (đi và về) chọn ra 4 đội đi dự VCK là Italy, Nam Tư, Liên Xô và Anh.
VCK Euro 1968 có 4 trận đấu và 7 bàn thắng. Vua phá lưới là Dzajic (Nam Tư) với 2 bàn.
4. Euro 1972
VCK Euro 1972 được tổ chức tại Bỉ và thể thức vòng loại giống như 4 năm trước với việc chọn ra 4 đội vào VCK là Bỉ, Hungary, Liên Xô và Tây Đức. Ở bán kết, trong khi Tây Đức đánh bại chủ nhà Bỉ 2-1 thì Liên Xô thắng Hungary 1-0.
Gerd Muller, vua phá lưới của nhà vô địch Tây Đức.
Trong trận chung kết, với thắng lợi 3-0 trước Liên Xô, trong đó có cú đúp của Gerd Muller, Tây Đức chính thức đăng quang tại Brussels, soán ngôi Italia để trở thành nhà vô địch mới của Châu Âu. Ở trận tranh hạng 3, Bỉ thắng Hungary 2-1 và giành HC đồng.
Với 4 bàn thắng ghi được, huyền thoại Gerd Muller độc chiếm danh hiệu Vua phá lưới. Euro 1972 cũng có 4 trận đấu với tổng cộng 10 bàn thắng (2,5 bàn một trận).
5. Euro 1976
VCK Euro 1976 được tổ chức tại Nam Tư với bốn đội dự giải là Nam Tư, Hà Lan, Tiệp Khắc và Tây Đức. Đội tuyển Tiệp Khắc khi đó với sự xuất hiện của huyền thoại Panenka đã giành chức vô địch sau khi thắng Tây Đức trong trận chung kết (hòa 2-2 ở hiệp chính nhưng người Tiệp thắng 5-3 ở loạt đấu súng) với hình ảnh tiêu biểu là cú "sục" bóng (bấm bóng nhẹ, đánh lừa thủ môn) để đời của Panenka.
Tiệp Khắc, quyền lực số một của châu ÂU năm 1976.
Ở bán kết, Tiệp Khắc thắng Hà Lan 3-1 còn Tây Đức vượt qua Nam Tư với tỷ số 4-2. Trong trận tranh hạng 3, Hà Lan hạ gục Nam Tư 3-2 và giành HC đồng. Có 19 bàn thắng được ghi trong 4 trận (trung bình 4,75 bàn một trận). Vua phá lưới là Dieter Muller của Đức với 4 bàn.
6. Euro 1980
Giải bóng đá lớn nhất châu lục lần thứ 6 được tổ chức tại Italy với 8 đội tham dự là Bỉ, Nam tư, Tiệp Khắc, Anh, Hy Lạp, Italy. Hà Lan, Tây Ban Nha và Tây Đức. Các đội chia thành hai bảng đá vòng tròn một lượt chọn hai đội đầu bảng đá chung kết còn hai đội nhì bảng dự trận tranh hạng ba.
Tây Đức lần thứ hai thống trị châu Âu.
Đương kim vô địch Tiệp Khắc giành HC đồng sau khi thắng Italy trong loạt đá 11m với tỷ số 9-8 (hòa 1-1 hai hiệp chính). Ở trận chung kết, Tây Đức lần thứ 2 đoạt chức vô địch châu Âu sau khi thắng Bỉ 2-1 với hai bàn thắng cú đúp của Hrubesch. Euro 1980 có 27 bàn thắng trong 14 trận (1,93 bàn một trận). Vua phá lưới là tiền đạo Klaus Allofs của Tây Đức với 3 bàn.
7. Euro 1984
VCK Euro 1984 được tổ chức trên đất Pháp và đội chủ nhà giành chức vô địch một cách xứng đáng, đánh dấu sự ra đời của bộ tứ huyền ảo Alain Giresse - Jean Tigana - Luis Fernandenz - Michel Platini. Giải đấu có sự tham gia của 8 đội là Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Bồ Đào Nha, Romania, Tây Ban Nha, Nam Tư và Tây Đức.
Michel Platini và đồng đội viết nên trang sử mới cho bóng đá Pháp.
8 đội được chia thành hai bảng, mỗi bảng 4 đội đá vòng tròn một lượt chọn hai đội vào bán kết. Pháp đánh bại Bồ Đào Nha 3-2 tại bán kết rồi hạ nốt Tây Ban Nha 2-0 ở trận đấu cuối cùng để đăng quang ngôi vô địch. Euro 1984 có 41 bàn thắng trong 15 trận (2,73 bàn một trận), vua phá lưới cũng chính là cầu thủ hay nhất giải, Michel Platini (9 bàn).
8. Euro 1988
Tây Đức là nước nhận trọng trách đăng cai VCK Euro 1988. Dù được chơi trên sân nhà nhưng Tây Đức đã dừng bước trước đội tuyển rất mạnh hồi đó là Hà Lan với bộ ba "Hà Lan bay" Rijkaard - Gullit - Van Basten tại bán kết. Ngay sau đó, "Cơn lốc màu da cam" lên ngôi vô địch sau khi đánh bại Liên Xô 2-0 trong trận chung kết.
Gullit, nhạc trưởng của Hà Lan tại Euro 1988.
Giải đấu có sự tham gia của 8 đội tuyển bao gồm Tây Đức, Liên Xô, Italy, Hà Lan, Đan Mạch, Anh, Tây Ban Nha và Ireland. VCK Euro 1988 có 34 bàn thắng trong 15 trận đấu (2,27 bàn một trận). Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất là Van Basten (Hà Lan) với 5 bàn thắng.
9. Euro 1992
34 năm sau World Cup 1958, người dân Thụy Điển lại được sống trong không khí lễ hội của một VCK Euro sôi động. Giải đấu quy tụ 8 đội tuyển: Pháp, Anh, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, SNG (cộng đồng các quốc gia độc lập, tách ra từ Liên Xô, Scotland và Đan Mạch. Được gọi thay thế đội tuyển Nam Tư rút khỏi giải (nội chiến), "Những chú lính chì" Đan Mạch đã gây bất ngờ lớn với chức vô địch "vô tiền khoáng hậu" trong lịch sử sau. Năm đó, đội tuyển Bắc Âu này trình làng một thế hệ đầy tài năng, trong đó nổi bật nhất là anh em Michael và Brian Laudrup cùng thủ môn Peter Schmeichel.
Câu chuyện cổ tích năm 1992 mang tên Đan Mạch.
Nằm cùng bảng với hai đại gia Anh, Pháp và chủ nhà Thụy Điển nhưng Đan Mạch bất ngờ vượt mặt Anh và Pháp để cùng nước láng giềng Thụy Điển tiến vào bán kết một cách ấn tượng. Đến bán kết, Đan Mạch đã chơi một trận bán kết tưng bừng và đánh bại đương kim vô địch khi đó là Hà Lan trên chấm 11m (hòa 2-2 trong hiệp đấu chính thức). Đến chung kết, Đan Mạch đã viết lên câu chuyện cổ tích khi hạ nốt Đức 2-0 với hai bàn thắng của Jensen và Vilfort.
Euro 1992 có 32 bàn thắng trong 15 trận (2,13 bàn mỗi trận). Bốn cầu thủ nhận danh hiệu đồng vua phá lưới gồm có Brolin (Thụy Điển), Bergkamp (Hà Lan), Riedle (Đức) và Larsen (Đan Mạch) cùng được 3 bàn.
10. Euro 1996:
VCK Euro 1996 đánh dấu bước tiến lớn với việc tăng số đội dự giải từ 8 đội thành 16 đội. Nước Anh được chọn làm địa điểm đăng cai Euro lần này. Nhưng giấc mơ của đội chủ nhà tan vỡ sau khi thua đội tuyển Đức tại bán kết sau loạt đá 11m định mệnh. Người Đức chứng tỏ sự lỳ lợm và bản lĩnh khi lần thứ ba lên ngôi vô địch châu Âu sau khi đánh bại tuyển Czech 2-1 tại sân Wembley với cú đúp của Bierhoff.
Klinsmamn nhận chiếc Cup từ tay nữ hoàng Elizabeth.
Đội bóng để lại ấn tượng sâu đậm nhất năm đó là Czech, với thế hệ tài năng của Nedved, Kuka, Rada, Nemec, Berger với ngôi sao sáng nhất là Poborsky. Không được đánh giá cao từ đầu giải nhưng đội bóng thuộc Tiệp Khắc cũ đã lần lượt loại Italy, Bồ Đào Nha, Pháp trước khi gục ngã đau đớn trước người Đức, khi đó cũng rất mạnh với Kilnsmamn, Sammer, Scholl, Bierhoff.
Euro 1996 có tổng cộng 64 bàn thắng sau 31 trận (2,06 bàn mỗi trận). Vua phá lưới là Alan Shearer (Anh) với 5 bàn. Cầu thủ tiêu biểu của giải là Jurgen Klinsmamn (Đức).
11. Euro 2000
Bỉ và Hà Lan là hai nước đồng chủ nhà của Euro 2000. Với thế hệ xuất chúng Zidane, Djokaeff, Deschamp, Thuram, Blanc, Vieira., đội tuyển Pháp lần thứ hai lên ngôi vô địch châu Âu với bàn thắng vàng của David Trezeguet. Trên đường tiến vào chung kết, họ đã bỏ lại sau lưng rất nhiều anh hào như Czech, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Đội trưởng Deschamps nâng cao chiếc Cup vô địch châu Âu 2000.
Đội tuyển Italy đã để lại nuối tiếc rất lớn trong lòng người hâm mộ bởi nếu Cannavaro không sơ sẩy để Wiltord gỡ hòa ở phút cuối cùng, chiếc Cup đã thuộc về đội bóng bên bờ Địa Trung Hải. Đương kim vô địch Đức là đội bóng gây thất vọng nhất khi bị loại ngay từ vòng đấu bảng khi chỉ giành 1 điểm và xếp cuối bảng.
Euro 2000 có 31 trận đấu với 85 bàn thắng (trung binhf 2,74 bàn mỗi trận). Vua phá lưới là Kluivert (Hà Lan) và Milosevic (Nam Tư) với 5 bàn. Cầu thủ tiêu biểu của giải là Zidane (Pháp)
12. Euro 2004
Euro 2004 được tổ chức trên đất Bồ Đào Nha. Trước giải, ai cũng nghĩ Hy Lạp là đối thủ ưa thích của mọi đối thủ nhưng dưới sự dẫn dắt của "Phù thủy" Otto Rehhagel, đội bóng xứ sở các vị thần đã đưa người hâm mộ đi từ bất ngờ này đến những bất ngờ khác: loại Tây Ban Nha ở vòng bảng, Pháp ở tứ kết, Czech ở bán kết và cuối cùng hạ gục chủ nhà Bồ Đào Nha trong trận chung kết tại Lisbon với cú đánh đầu định mệnh của Charisteas.
Hy Lạp vô địch trước sự ngỡ ngàng của cả châu Âu.
Italy và Đức là hai đại gia để lại thất vọng lớn nhất khi tiếp tục bị loại ở vòng bảng, dù khi đó họ dự giải với tư cách là đương kim vô địch châu Âu và đương kim vô địch thế giới. Tại giải đấu này, có 77 bàn thắng được ghi trong 31 trận đấu (2,48 bàn mỗi trận). Vua phá lưới là Milan Baros (Czech) với 5 bàn còn Cầu thủ tiêu biểu là đội trưởng Zagorakis (Hy Lạp).
1. Euro 1960
Giải bóng đá châu Âu lần đầu tiên được tổ chức tại Pháp năm 1960. Vòng loại diễn ra theo thể thức loại trực tiếp với hai lượt đi và về cho đến trận bán kết để chọn 4 đội mạnh nhất dự VCK. Euro 1960 có sự góp mặt của ba đội bóng Đông Âu là Liên Xô, Nam Tư, Tiệp Khắc và chủ nhà Pháp. Liên Xô dễ dàng vượt qua Tiệp Khắc vơi tỷ số 3-0. Trận bán kết còn lại, Nam Tư giành chiến thắng nghẹt thở 5-4 trước Pháp.
Liên Xô, nhà vô địch châu Âu đầu tiên trong lịch sử.
Trong trận chung kết, Liên Xô đánh bại Nam Tư với tỷ số 2-1 nhờ sự đóng góp lớn của thủ môn huyền thoại Les Yashin và trở thành nhà vô địch châu Âu đầu tiên trong lịch sử. VCK Euro 1960 có 4 trận với 19 bàn thắng được ghi. Có 5 cầu thủ giành danh hiệu vua phá lưới với cùng hai bàn là Heutte (Pháp), Ivanov, Ponedelnik (Liên Xô, Galic và Jerkovic (Nam Tư).
2. Euro 1964
VCK Euro lần thứ 2 được tổ chức tại Tây Ban Nha (17/6 - 21/6) và giống như 4 năm trước, Euro 1964 tiến hành vòng loại theo thể thức sân nhà sân khách để chọn 4 đội bóng cuối cùng tham dự VCK: đó là Tây Ban Nha, Hungary, Đan Mạch và Liên Xô.
Tây Ban Nha đăng quang đầy ấn tượng tại Bernabeu.
Trên đường vào chung kết, Tây Ban Nha hạ Hungary 2-1 còn Liên Xô đè bẹp Đan Mạch 3-0. Trong trận chung kết tại Bernabeu, đội chủ nhà giành chiến thắng 2-1 do công của Pereda và Marcelino còn Khusianov gỡ bàn danh dự cho Liên Xô. Dù có huyền thoại Les Yashin trong khung thành nhưng Liên Xô không thể bảo vệ ngôi vô địch. Hungary giành HC đồng sau khi thắng Đan Mạch ở trận trang hạng 3.
Euro 1964 có tổng cộng 4 trận đấu và 13 bàn thắng. Vua phá lưới năm đó là Pereda (TBN) và Bene, Novak (Hungary) cùng được 2 bàn.
3. Euro 1968
Kỳ Euro lần thứ ba (5/6 - 10/6) có 4 đội tham dự là Italy, Liên Xô, Anh và Nam Tư. Đội chủ nhà Italy giành chức vô địch đầu tiên trong lịch sử sau khi thắng Nam Tư 2-0 trong trận chung kết (phải đá lại sau khi hòa 1-1) do công Riva và Anastasi. Tại bán kết, Italy vượt qua Liên Xô (hòa 0-0 và tung đồng xu) còn Nam Tư đánh bại Anh 1-0.
Riva (Italy) giương cao chiếc Cup vô địch châu Âu 1968.
So với 2 VCK Euro trước, số lượng các đội tham dự vòng loại tăng lên thành 31 đội, bốc thăm chia bảng thi đấu hai thể thức lượt đi và về chọn 8 đội vào tứ kết. Sau đó, 8 quốc gia này đấu loại trực tiếp (đi và về) chọn ra 4 đội đi dự VCK là Italy, Nam Tư, Liên Xô và Anh.
VCK Euro 1968 có 4 trận đấu và 7 bàn thắng. Vua phá lưới là Dzajic (Nam Tư) với 2 bàn.
4. Euro 1972
VCK Euro 1972 được tổ chức tại Bỉ và thể thức vòng loại giống như 4 năm trước với việc chọn ra 4 đội vào VCK là Bỉ, Hungary, Liên Xô và Tây Đức. Ở bán kết, trong khi Tây Đức đánh bại chủ nhà Bỉ 2-1 thì Liên Xô thắng Hungary 1-0.
Gerd Muller, vua phá lưới của nhà vô địch Tây Đức.
Trong trận chung kết, với thắng lợi 3-0 trước Liên Xô, trong đó có cú đúp của Gerd Muller, Tây Đức chính thức đăng quang tại Brussels, soán ngôi Italia để trở thành nhà vô địch mới của Châu Âu. Ở trận tranh hạng 3, Bỉ thắng Hungary 2-1 và giành HC đồng.
Với 4 bàn thắng ghi được, huyền thoại Gerd Muller độc chiếm danh hiệu Vua phá lưới. Euro 1972 cũng có 4 trận đấu với tổng cộng 10 bàn thắng (2,5 bàn một trận).
5. Euro 1976
VCK Euro 1976 được tổ chức tại Nam Tư với bốn đội dự giải là Nam Tư, Hà Lan, Tiệp Khắc và Tây Đức. Đội tuyển Tiệp Khắc khi đó với sự xuất hiện của huyền thoại Panenka đã giành chức vô địch sau khi thắng Tây Đức trong trận chung kết (hòa 2-2 ở hiệp chính nhưng người Tiệp thắng 5-3 ở loạt đấu súng) với hình ảnh tiêu biểu là cú "sục" bóng (bấm bóng nhẹ, đánh lừa thủ môn) để đời của Panenka.
Tiệp Khắc, quyền lực số một của châu ÂU năm 1976.
Ở bán kết, Tiệp Khắc thắng Hà Lan 3-1 còn Tây Đức vượt qua Nam Tư với tỷ số 4-2. Trong trận tranh hạng 3, Hà Lan hạ gục Nam Tư 3-2 và giành HC đồng. Có 19 bàn thắng được ghi trong 4 trận (trung bình 4,75 bàn một trận). Vua phá lưới là Dieter Muller của Đức với 4 bàn.
6. Euro 1980
Giải bóng đá lớn nhất châu lục lần thứ 6 được tổ chức tại Italy với 8 đội tham dự là Bỉ, Nam tư, Tiệp Khắc, Anh, Hy Lạp, Italy. Hà Lan, Tây Ban Nha và Tây Đức. Các đội chia thành hai bảng đá vòng tròn một lượt chọn hai đội đầu bảng đá chung kết còn hai đội nhì bảng dự trận tranh hạng ba.
Tây Đức lần thứ hai thống trị châu Âu.
Đương kim vô địch Tiệp Khắc giành HC đồng sau khi thắng Italy trong loạt đá 11m với tỷ số 9-8 (hòa 1-1 hai hiệp chính). Ở trận chung kết, Tây Đức lần thứ 2 đoạt chức vô địch châu Âu sau khi thắng Bỉ 2-1 với hai bàn thắng cú đúp của Hrubesch. Euro 1980 có 27 bàn thắng trong 14 trận (1,93 bàn một trận). Vua phá lưới là tiền đạo Klaus Allofs của Tây Đức với 3 bàn.
7. Euro 1984
VCK Euro 1984 được tổ chức trên đất Pháp và đội chủ nhà giành chức vô địch một cách xứng đáng, đánh dấu sự ra đời của bộ tứ huyền ảo Alain Giresse - Jean Tigana - Luis Fernandenz - Michel Platini. Giải đấu có sự tham gia của 8 đội là Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Bồ Đào Nha, Romania, Tây Ban Nha, Nam Tư và Tây Đức.
Michel Platini và đồng đội viết nên trang sử mới cho bóng đá Pháp.
8 đội được chia thành hai bảng, mỗi bảng 4 đội đá vòng tròn một lượt chọn hai đội vào bán kết. Pháp đánh bại Bồ Đào Nha 3-2 tại bán kết rồi hạ nốt Tây Ban Nha 2-0 ở trận đấu cuối cùng để đăng quang ngôi vô địch. Euro 1984 có 41 bàn thắng trong 15 trận (2,73 bàn một trận), vua phá lưới cũng chính là cầu thủ hay nhất giải, Michel Platini (9 bàn).
8. Euro 1988
Tây Đức là nước nhận trọng trách đăng cai VCK Euro 1988. Dù được chơi trên sân nhà nhưng Tây Đức đã dừng bước trước đội tuyển rất mạnh hồi đó là Hà Lan với bộ ba "Hà Lan bay" Rijkaard - Gullit - Van Basten tại bán kết. Ngay sau đó, "Cơn lốc màu da cam" lên ngôi vô địch sau khi đánh bại Liên Xô 2-0 trong trận chung kết.
Gullit, nhạc trưởng của Hà Lan tại Euro 1988.
Giải đấu có sự tham gia của 8 đội tuyển bao gồm Tây Đức, Liên Xô, Italy, Hà Lan, Đan Mạch, Anh, Tây Ban Nha và Ireland. VCK Euro 1988 có 34 bàn thắng trong 15 trận đấu (2,27 bàn một trận). Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất là Van Basten (Hà Lan) với 5 bàn thắng.
9. Euro 1992
34 năm sau World Cup 1958, người dân Thụy Điển lại được sống trong không khí lễ hội của một VCK Euro sôi động. Giải đấu quy tụ 8 đội tuyển: Pháp, Anh, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, SNG (cộng đồng các quốc gia độc lập, tách ra từ Liên Xô, Scotland và Đan Mạch. Được gọi thay thế đội tuyển Nam Tư rút khỏi giải (nội chiến), "Những chú lính chì" Đan Mạch đã gây bất ngờ lớn với chức vô địch "vô tiền khoáng hậu" trong lịch sử sau. Năm đó, đội tuyển Bắc Âu này trình làng một thế hệ đầy tài năng, trong đó nổi bật nhất là anh em Michael và Brian Laudrup cùng thủ môn Peter Schmeichel.
Câu chuyện cổ tích năm 1992 mang tên Đan Mạch.
Nằm cùng bảng với hai đại gia Anh, Pháp và chủ nhà Thụy Điển nhưng Đan Mạch bất ngờ vượt mặt Anh và Pháp để cùng nước láng giềng Thụy Điển tiến vào bán kết một cách ấn tượng. Đến bán kết, Đan Mạch đã chơi một trận bán kết tưng bừng và đánh bại đương kim vô địch khi đó là Hà Lan trên chấm 11m (hòa 2-2 trong hiệp đấu chính thức). Đến chung kết, Đan Mạch đã viết lên câu chuyện cổ tích khi hạ nốt Đức 2-0 với hai bàn thắng của Jensen và Vilfort.
Euro 1992 có 32 bàn thắng trong 15 trận (2,13 bàn mỗi trận). Bốn cầu thủ nhận danh hiệu đồng vua phá lưới gồm có Brolin (Thụy Điển), Bergkamp (Hà Lan), Riedle (Đức) và Larsen (Đan Mạch) cùng được 3 bàn.
10. Euro 1996:
VCK Euro 1996 đánh dấu bước tiến lớn với việc tăng số đội dự giải từ 8 đội thành 16 đội. Nước Anh được chọn làm địa điểm đăng cai Euro lần này. Nhưng giấc mơ của đội chủ nhà tan vỡ sau khi thua đội tuyển Đức tại bán kết sau loạt đá 11m định mệnh. Người Đức chứng tỏ sự lỳ lợm và bản lĩnh khi lần thứ ba lên ngôi vô địch châu Âu sau khi đánh bại tuyển Czech 2-1 tại sân Wembley với cú đúp của Bierhoff.
Klinsmamn nhận chiếc Cup từ tay nữ hoàng Elizabeth.
Đội bóng để lại ấn tượng sâu đậm nhất năm đó là Czech, với thế hệ tài năng của Nedved, Kuka, Rada, Nemec, Berger với ngôi sao sáng nhất là Poborsky. Không được đánh giá cao từ đầu giải nhưng đội bóng thuộc Tiệp Khắc cũ đã lần lượt loại Italy, Bồ Đào Nha, Pháp trước khi gục ngã đau đớn trước người Đức, khi đó cũng rất mạnh với Kilnsmamn, Sammer, Scholl, Bierhoff.
Euro 1996 có tổng cộng 64 bàn thắng sau 31 trận (2,06 bàn mỗi trận). Vua phá lưới là Alan Shearer (Anh) với 5 bàn. Cầu thủ tiêu biểu của giải là Jurgen Klinsmamn (Đức).
11. Euro 2000
Bỉ và Hà Lan là hai nước đồng chủ nhà của Euro 2000. Với thế hệ xuất chúng Zidane, Djokaeff, Deschamp, Thuram, Blanc, Vieira., đội tuyển Pháp lần thứ hai lên ngôi vô địch châu Âu với bàn thắng vàng của David Trezeguet. Trên đường tiến vào chung kết, họ đã bỏ lại sau lưng rất nhiều anh hào như Czech, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Đội trưởng Deschamps nâng cao chiếc Cup vô địch châu Âu 2000.
Đội tuyển Italy đã để lại nuối tiếc rất lớn trong lòng người hâm mộ bởi nếu Cannavaro không sơ sẩy để Wiltord gỡ hòa ở phút cuối cùng, chiếc Cup đã thuộc về đội bóng bên bờ Địa Trung Hải. Đương kim vô địch Đức là đội bóng gây thất vọng nhất khi bị loại ngay từ vòng đấu bảng khi chỉ giành 1 điểm và xếp cuối bảng.
Euro 2000 có 31 trận đấu với 85 bàn thắng (trung binhf 2,74 bàn mỗi trận). Vua phá lưới là Kluivert (Hà Lan) và Milosevic (Nam Tư) với 5 bàn. Cầu thủ tiêu biểu của giải là Zidane (Pháp)
12. Euro 2004
Euro 2004 được tổ chức trên đất Bồ Đào Nha. Trước giải, ai cũng nghĩ Hy Lạp là đối thủ ưa thích của mọi đối thủ nhưng dưới sự dẫn dắt của "Phù thủy" Otto Rehhagel, đội bóng xứ sở các vị thần đã đưa người hâm mộ đi từ bất ngờ này đến những bất ngờ khác: loại Tây Ban Nha ở vòng bảng, Pháp ở tứ kết, Czech ở bán kết và cuối cùng hạ gục chủ nhà Bồ Đào Nha trong trận chung kết tại Lisbon với cú đánh đầu định mệnh của Charisteas.
Hy Lạp vô địch trước sự ngỡ ngàng của cả châu Âu.
Italy và Đức là hai đại gia để lại thất vọng lớn nhất khi tiếp tục bị loại ở vòng bảng, dù khi đó họ dự giải với tư cách là đương kim vô địch châu Âu và đương kim vô địch thế giới. Tại giải đấu này, có 77 bàn thắng được ghi trong 31 trận đấu (2,48 bàn mỗi trận). Vua phá lưới là Milan Baros (Czech) với 5 bàn còn Cầu thủ tiêu biểu là đội trưởng Zagorakis (Hy Lạp).