Ngồi sưu tầm được một số bài văn hay thuộc dạng đặc biệt của học
sinh Việt Nam.Chúng ta hãy cùng đọc và Bình luận về những "ang văn bất
hủ" của thê hệ trẻ Việt Nam,có thể nói là rất sáng tạo và có sự kết hợp
nhuần nhuyễn của nhiều yếu tố.
*Bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân..
Bài làm:"Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã
từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng
gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng
tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ."
Lời phê của thầy giáo: "vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"(O điểm)
*Đề bài: Viết về nhân vật Thúy Kiều
"Thúy
Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong
kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống
sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác
về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo
con đường Cách Mạng
*Đề bài: Em hãy phân tích đoạn Thuý Kiều trao duyên lại cho Thuý Vân
Bài
làm: Đây là một sáng tạo lớn trong cả văn học lẫn kinh doanh. Hiện này
chúng ta mới có những hợp đồng về buôn bán, xây dựng... vậy mà Nguyễn
Du, một nhà thơ lớn cách chúng ta gần hai trăm năm, đã đưa ra một hợp
đồng mới "Hợp đồng kinh tế - tình cảm". Đầu tiên, Thuý Kiều đã hẹn ước
với Kim Trọng suốt đời. Nhưng sau đó, do có trục trặc từ phía gia đình
Thuý Kiều (bên A) nên nàng đã tự ý huỷ hợp đồng hẹn ước với Kim trọng
(bên B). Chính do sự huỷ bỏ này mà Kiều đã phải bồi thường thiệt hại
cho chàng Kim một trăm ngàn. Vì vậy nàng đã thốt lên:
"Trăm ngàn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi..."
*Đề bài: Em hiểu thế nào về câu ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
Bài
làm: "...Đó là một lời dặn rất văn vẻ của người mẹ đối với cô con gái:
Khi đi chợ nếu không có bí thì có thể mua bầu để nấu canh. Hai thứ đó
chất lượng như nhau vì cùng chung một giàn!"
*Đề bài:"Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều".
Một
bạn lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết: "... Nguyễn Du là lão tiền bối của
chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng
vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công
"Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng
là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác
đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..."
*Đề bài: "Em hảy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".
"Theo
em nghỉ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá
thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế
tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực
phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy
ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghỉ thì
tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ
lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôị Và
chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram
thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."
*/ Chuyện kể về một anh sinh viên người Hung sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.
Cuối đợt nghiên cứu trường ÐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Ðề văn ra như sau:
"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."
Ðọc
xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là
khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy
nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:
"Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
+"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
+"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
"Ðà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
"Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|
" Thọ" : nhiều lần (lâu)
Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
“Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần”
sinh Việt Nam.Chúng ta hãy cùng đọc và Bình luận về những "ang văn bất
hủ" của thê hệ trẻ Việt Nam,có thể nói là rất sáng tạo và có sự kết hợp
nhuần nhuyễn của nhiều yếu tố.
*Bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân..
Bài làm:"Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã
từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng
gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng
tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ."
Lời phê của thầy giáo: "vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"(O điểm)
*Đề bài: Viết về nhân vật Thúy Kiều
"Thúy
Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong
kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống
sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác
về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo
con đường Cách Mạng
*Đề bài: Em hãy phân tích đoạn Thuý Kiều trao duyên lại cho Thuý Vân
Bài
làm: Đây là một sáng tạo lớn trong cả văn học lẫn kinh doanh. Hiện này
chúng ta mới có những hợp đồng về buôn bán, xây dựng... vậy mà Nguyễn
Du, một nhà thơ lớn cách chúng ta gần hai trăm năm, đã đưa ra một hợp
đồng mới "Hợp đồng kinh tế - tình cảm". Đầu tiên, Thuý Kiều đã hẹn ước
với Kim Trọng suốt đời. Nhưng sau đó, do có trục trặc từ phía gia đình
Thuý Kiều (bên A) nên nàng đã tự ý huỷ hợp đồng hẹn ước với Kim trọng
(bên B). Chính do sự huỷ bỏ này mà Kiều đã phải bồi thường thiệt hại
cho chàng Kim một trăm ngàn. Vì vậy nàng đã thốt lên:
"Trăm ngàn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi..."
*Đề bài: Em hiểu thế nào về câu ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
Bài
làm: "...Đó là một lời dặn rất văn vẻ của người mẹ đối với cô con gái:
Khi đi chợ nếu không có bí thì có thể mua bầu để nấu canh. Hai thứ đó
chất lượng như nhau vì cùng chung một giàn!"
*Đề bài:"Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều".
Một
bạn lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết: "... Nguyễn Du là lão tiền bối của
chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng
vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công
"Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng
là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác
đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..."
*Đề bài: "Em hảy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".
"Theo
em nghỉ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá
thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế
tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực
phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy
ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghỉ thì
tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ
lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôị Và
chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram
thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."
*/ Chuyện kể về một anh sinh viên người Hung sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.
Cuối đợt nghiên cứu trường ÐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Ðề văn ra như sau:
"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."
Ðọc
xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là
khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy
nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:
"Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
+"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
+"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
"Ðà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
"Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|
" Thọ" : nhiều lần (lâu)
Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
“Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần”