Cả 8 anh em tôi đều là con trai. Để tiết kiệm, chuyện tóc tai
của chúng tôi, mẹ tự "xử lý" hết. Khi các anh lớn lớn hơn một chút, các
anh ấy kỳ nèo mẹ cho ra cắt tóc ngoài tiệm để kiểu tóc trông "người
lớn" hơn. Cuối cùng, mẹ đồng ý.
Rồi đến mấy anh giữa cũng bắt đầu chê kiểu đầu đinh mà mẹ vẫn cắt cho.
Nhưng dù muốn, các anh ấy không có tiền ra tiệm. Thế là các anh ấy ngấm
ngầm "chống lại" các anh lớn, bằng cái kiểu "vì em bé hơn nên em phải
được ăn cái này nhiều hơn và làm cái kia ít hơn".
Mẹ nhận ra cuộc "xung đột ngầm" ấy, vì mẹ là người rất nhạy cảm. Một
bữa tối, mẹ bảo từ bây giờ, việc cắt tóc sẽ phải "xử" thật công bằng.
Mấy anh lớn vẫn có thể ra tiệm cắt tóc, nhưng sẽ phải tự trích tiền
tiêu vặt ra. Còn các anh giữa và tôi vẫn sẽ "được" cắt tóc ở nhà. Không
ai được phép cười những kiểu tóc "tự sản xuất" đó. Ai cười sẽ phải chịu
phạt ngay, dù chỉ là cười mỉm. Hình phạt chính là kiểu đầu đinh y như
của các anh giữa và tôi. Không đùa, không ngoại lệ!
Và chỉ vài ngày sau, mẹ lại cắt ngay cho mấy anh giữa và tôi kiểu đầu
đinh quen thuộc! Và tối hôm đó, khi tôi lon ton chạy ra đón bố đi làm
về, bố nhìn kiểu đầu mới của tôi và chợt... phá lên cười! Ngay lập tức,
mẹ tuyên bố: - Anh sẽ là người tiếp theo! - Mẹ tuyên bố rõ ràng với ông
chồng yêu quý của mình. Và mặc kệ bữa tối đã dọn trên bàn, mặc kệ tuổi
tác và vị trí của bố trong gia đình, mẹ bắt bố tôi ngồi vào cái ghế cắt
tóc.
Mái tóc dài thẳng thớm của bố rơi dần xuống sàn, và chỉ trong vài phút,
chúng tôi đã nhìn thấy rõ... da đầu của bố; trông kiểu tóc đó buồn cười
y như... tóc chúng tôi. Nhưng tất cả mọi người đều im lặng. Không ai
nói lời nào. Không đứa nào dám cười lấy một tiếng. Tất cả mọi người đều
biết rằng một khi bố đã nhất trí với một nguyên tắc thì tất cả mọi
người đều phải thực hiện. Và hơn nữa, nếu đến bản thân bố còn phải chịu
hình phạt, thì rõ ràng không thể đùa với mẹ được rồi!
Suốt bữa tối, cả nhà đều lặng lẽ, thi thoảng có đứa liếc bố một cách
lén lút và nhìn mẹ một cách sợ sệt. Mẹ vẫn mỉm nụ cười Mona Lisa suốt
bữa ăn. Dường như đối với mẹ, việc thực hiện đúng nguyên tắc là rất
bình thường, không có gì phải bàn cãi. Dù nguyên tắc đó được áp dụng
cho ai... http://hocvui.net
Vài tối sau đó, không khí trong nhà "ấm" dần lên, bố bỗng nhiên nói
rằng có lẽ bố nên chuyển sang làm thợ lắp đặt các tấm ngăn làm bằng sợi
thuỷ tinh. Lúc đầu, tất cả bọn tôi đều không hiểu gì. Nhưng rồi mẹ giải
thích rằng những tấm ngăn làm bằng sợi thuỷ tinh "rụng" ra rất nhiều
mảnh nhỏ li ti, khiến thợ lắp ghép chúng phải để đầu đinh để dễ gội
những mảnh nhỏ đó ra khỏi đầu. Ngay lập tức, anh cả của tôi nhìn thẳng
vào... mái tóc của bố và cười phá lên!
Còn bố thì chỉ cười mỉm, vì bố biết rằng "hình phạt" sẽ được thực hiện
như đã định. Anh cả ngoan ngoãn ngồi vào ghế cắt tóc, nhưng vẫn than
thở là bố đã cố tình chọc cười anh ấy, tuy nhiên anh ấy khâm phục sự
thông minh của bố. Đó là những gì mà gia đình đông đúc của chúng tôi
cần - yêu thương, kỷ luật, và cả những nụ cười.
của chúng tôi, mẹ tự "xử lý" hết. Khi các anh lớn lớn hơn một chút, các
anh ấy kỳ nèo mẹ cho ra cắt tóc ngoài tiệm để kiểu tóc trông "người
lớn" hơn. Cuối cùng, mẹ đồng ý.
Rồi đến mấy anh giữa cũng bắt đầu chê kiểu đầu đinh mà mẹ vẫn cắt cho.
Nhưng dù muốn, các anh ấy không có tiền ra tiệm. Thế là các anh ấy ngấm
ngầm "chống lại" các anh lớn, bằng cái kiểu "vì em bé hơn nên em phải
được ăn cái này nhiều hơn và làm cái kia ít hơn".
Mẹ nhận ra cuộc "xung đột ngầm" ấy, vì mẹ là người rất nhạy cảm. Một
bữa tối, mẹ bảo từ bây giờ, việc cắt tóc sẽ phải "xử" thật công bằng.
Mấy anh lớn vẫn có thể ra tiệm cắt tóc, nhưng sẽ phải tự trích tiền
tiêu vặt ra. Còn các anh giữa và tôi vẫn sẽ "được" cắt tóc ở nhà. Không
ai được phép cười những kiểu tóc "tự sản xuất" đó. Ai cười sẽ phải chịu
phạt ngay, dù chỉ là cười mỉm. Hình phạt chính là kiểu đầu đinh y như
của các anh giữa và tôi. Không đùa, không ngoại lệ!
Và chỉ vài ngày sau, mẹ lại cắt ngay cho mấy anh giữa và tôi kiểu đầu
đinh quen thuộc! Và tối hôm đó, khi tôi lon ton chạy ra đón bố đi làm
về, bố nhìn kiểu đầu mới của tôi và chợt... phá lên cười! Ngay lập tức,
mẹ tuyên bố: - Anh sẽ là người tiếp theo! - Mẹ tuyên bố rõ ràng với ông
chồng yêu quý của mình. Và mặc kệ bữa tối đã dọn trên bàn, mặc kệ tuổi
tác và vị trí của bố trong gia đình, mẹ bắt bố tôi ngồi vào cái ghế cắt
tóc.
Mái tóc dài thẳng thớm của bố rơi dần xuống sàn, và chỉ trong vài phút,
chúng tôi đã nhìn thấy rõ... da đầu của bố; trông kiểu tóc đó buồn cười
y như... tóc chúng tôi. Nhưng tất cả mọi người đều im lặng. Không ai
nói lời nào. Không đứa nào dám cười lấy một tiếng. Tất cả mọi người đều
biết rằng một khi bố đã nhất trí với một nguyên tắc thì tất cả mọi
người đều phải thực hiện. Và hơn nữa, nếu đến bản thân bố còn phải chịu
hình phạt, thì rõ ràng không thể đùa với mẹ được rồi!
Suốt bữa tối, cả nhà đều lặng lẽ, thi thoảng có đứa liếc bố một cách
lén lút và nhìn mẹ một cách sợ sệt. Mẹ vẫn mỉm nụ cười Mona Lisa suốt
bữa ăn. Dường như đối với mẹ, việc thực hiện đúng nguyên tắc là rất
bình thường, không có gì phải bàn cãi. Dù nguyên tắc đó được áp dụng
cho ai... http://hocvui.net
Vài tối sau đó, không khí trong nhà "ấm" dần lên, bố bỗng nhiên nói
rằng có lẽ bố nên chuyển sang làm thợ lắp đặt các tấm ngăn làm bằng sợi
thuỷ tinh. Lúc đầu, tất cả bọn tôi đều không hiểu gì. Nhưng rồi mẹ giải
thích rằng những tấm ngăn làm bằng sợi thuỷ tinh "rụng" ra rất nhiều
mảnh nhỏ li ti, khiến thợ lắp ghép chúng phải để đầu đinh để dễ gội
những mảnh nhỏ đó ra khỏi đầu. Ngay lập tức, anh cả của tôi nhìn thẳng
vào... mái tóc của bố và cười phá lên!
Còn bố thì chỉ cười mỉm, vì bố biết rằng "hình phạt" sẽ được thực hiện
như đã định. Anh cả ngoan ngoãn ngồi vào ghế cắt tóc, nhưng vẫn than
thở là bố đã cố tình chọc cười anh ấy, tuy nhiên anh ấy khâm phục sự
thông minh của bố. Đó là những gì mà gia đình đông đúc của chúng tôi
cần - yêu thương, kỷ luật, và cả những nụ cười.